Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hóa (Canh Thân 1380 - Nhâm Tuất 1442)

Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh và từng
làm quan dưới triều Hồ. Sau khi nước ta rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn
Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại
ách Minh thuộc với vai trò là mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn cũng như soạn thảo
các văn thư ngoại giao. Năm 1442, do bị hàm oan, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi
bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên Năm 1464, sau quá trình xem
xét lại, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.
Những
đóng góp của Nguyễn Trãi vô cùng lớn lao trong lịch sử của dân tộc. Ông là vị
anh hùng, là một khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá và
sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng vì nước thương dân tha thiết
và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang. Ông đã giành cả tâm hồn, trí
tuệ, tài năng cống hiến cho lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam
Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã
góp phần không nhỏ cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Với
những đóng góp của Nguyễn Trãi trong thời đại của ông nói riêng, cho lịch sử quốc
gia nói chung thể hiện ở những góc độ khác nhau:
Nguyễn
Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, tư tưởng của ông là sản phẩm
của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê khi mà xã hội Việt Nam đang
trên đà phát triển, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng
Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (trong đó Nho giáo đóng vai trò chủ yếu), có sự
kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam thời bấy giờ, nhưng nổi bật
hơn cả là tư tưởng anh hùng, yêu nước, thương dân.
Trong
lĩnh vực Thơ - Văn, Nguyễn Trãi đã để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng
chữ Hán và chữ Nôm, rất phong phú về thể loại, bao gồm các lĩnh vực văn học,
lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi... song đa phần đã bị thất lạc trong vụ án
Lệ Chi Viên, những tác phẩm còn lại đến nay của ông, phần lớn được sưu tầm và tập
hợp trong bộ Ức Trai thi tập của Dương Bá Cung, khắc in vào năm1868 đời
nhà Nguyễn.
Về
văn chính luận gồm có những tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập là
tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ gửi cho các
tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm
1427; Bình ngô đại cáo; Bài phú Chí Linh sơn và các chiếu biểu khác. Những tác
phẩm của ông được đánh giá là có cách lập luận sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt
lý, có nhu có cương của một nghệ thuật viết chính luận bậc thầy.
Về
lịch sử: Lam Sơn
thục lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi
nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432. Vấn đề tác giả của
trước tác này vẫn còn chưa rõ ràng, dù cho đến nay nhiều người khẳng định rằng Lam
Sơn thực lục là tác phẩm do Nguyễn Trãi biên soạn nhưng điều đó vẫn chỉ
mang tính phỏng đoán; Vĩnh lăng thần đạo bi là bài văn bia do ông viết ở Vĩnh Lăng - lăng của vua Lê Thái Tổ, kể lại thân thế và
sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.
Về
địa lý:Dư địa chí của Nguyễn Trãi là bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt
Nam trong đó ghi chép lại những sản vật và con người nước ta thế kỷ XV
Về
thơ phú: Ức trai
thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ, trong đó có
bàiCôn Sơn ca nổi tiếng; Quốc âm thi tập là tập
thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục: Vô đề (192
bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm thú môn (7 bài). Đây là
tập thơ nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Bằng tập thơ này, Nguyễn
Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam; Chí Linh
sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút
lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422; Băng Hồ di sự lục là
thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời Trần
Nguyên Đán.
Với
những công lao và đóng góp vô cùng to lớn của ông trong lịch sử nước nhà,
Nguyễn Trãi đã được xem như nguồn tư liệu quí cho các cho các công trình nghiên
cứu, các tác phẩm hội họa, văn học và nghệ thuật…
Nguyễn Trãi - với tư cách là nhà
văn hoá lớn, ông đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học
và tư tưởng Việt Nam. Ông là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt
Nam và năm 1980, Nguyễn Trãi đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên Hợp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Đào Duy Từ (Nhâm Thân 1572- Giáp Tuất 1634)
Đào
Duy Từ sinh năm 1572 tại làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa. Ông lớn lên trong cảnh loạn lạc của đất nước. Giữa thế kỷ XVI một bước
ngoặt lịch sử đã diễn ra khi Nguyễn Hoàng (con của Nguyễn Kim) được phép của
vua Lê - chúa Trịnh phái đi giữ vùng đất Thuận Quảng (từ Huế vào đến Quảng
Nam). Khi vào đây, Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) đã lập nên một cơ nghiệp mới và mở
ra một thời kỳ mới của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Sau
khi Nguyễn Hoàng mất, người con trai của ông là nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi)
đã tiếp tục xây dựng cơ đồ mà cha ông để lại. Định mệnh lịch sử đã cho Nguyễn
Phúc Nguyên gặp Đào Duy Từ để rồi với tài năng “ kinh bang tế thế” Đào Duy Từ
đã giúp cho Chúa Sãi vững xây cơ đồ, mở ra một thời kỳ vàng son cho sự phát triển
của triều đại các chúa Nguyễn ở phương Nam.
Chỉ
trong thời gian ngắn ngủi chín năm(1625 -1934), được chúa Nguyễn tin dùng, Đào
Duy Từ đã kịp xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân. Do vậy,
sau đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn truyền thêm được bảy đời nữa. Ông đã giúp
chúa Nguyễn giữ vững cơ nghiệp ở Đàng Trong chống cự thành công với họ Trịnh ở
phía Bắc; Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh; Đặt nền
móng vững chắc cho triều Nguyễn, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị,
thuế khóa, nội trị, ngoại giao…Trong đó việc nghĩ ra các kế sách giúp chúa Nguyễn
đối phó để không phải chịu sự quản lý của vua Lê chúa Trịnh đã gắn liền với các
giai thoại được dân gian truyền tụng đến ngày nay.
Giai
thoại 1: “Dư bất thụ sắc”
Năm
1627, chúa Trịnh Đàng Ngoài muốn bắt họ Nguyễn ở Đàng Trong thuần phục, bèn cử
đoàn sứ giả mang sắc vua Lê vào phong cho Sãi Vương (Nguyễn Phúc Nguyên) và đòi
lễ vật cống nạp. Chúa Sãi không chịu, nhưng bề ngoài chưa biết xử trí ra sao,
bèn hỏi ý kiến Lộc Khê Đào Duy Từ.Theo một số tư liệu, thì chính Đào Duy Từ là
người khuyên chúa Sãi bước đầu cứ nhận sắc phong, rồi sau sẽ tìm cách đối phó.
Ba năm sau, thấy thời cơ thuận lợi, bấy giờ Đào Duy Từ mới bàn với Chúa,
sai thợ làm một chiếc mâm đồng có hai đáy, bỏ sắc vua Lê phong kèm với một tờ
giấy có 4 câu chữ Hán vào giữa rồi hàn kín lại. Trên mâm cho bầy nhiều lễ vật hậu
hĩnh, rồi cử sứ giả mang ra Thăng Long, để tạ ơn vua Lê, chúa Trịnh. Triều đình
Đàng Ngoài nhận được mâm lễ tỏ ý ngờ vực, bèn cho khám phá bí mật ở phía trong
và cuối cùng họ đã phát hiện chiếc mâm có hai đáy. Khi đem đục ra thì thấy có sắc
vua phong dạo trước và tờ giấy viết bốn câu chữ Hán sau:
Mậu
nhi vô dịch
Mịch
phi kiến tích
Ái
lạc tầm trường
Lực
lai tương địch
Theo
sử sách truyền lại, chúa Trịnh hỏi về ngụ ý những câu trên là gì, nhưng không
ai hiểu được. Một nhân tài của đất Bắc lúc ấy là Phùng Khắc Khoan đã giải nghĩa
rằng: “ Mâu nhi vô dịch” chữ “mâu” không có dấu phết là chữ dư nghĩa là ta ; “Mịch
phi kiến tích” chữ “mịch” bỏ bớt chữ “kiến” thì thành chữ bất, nghĩa là không ;
“Ái lạc tâm trường” chữ “ái” để mất chữ “tâm” thành chữ thụ, nghĩa là chịu hay
nhận; “Lực lai tương địch” chữ “lực” ghép với cùng chữ “lai” thành
chữ sắc nghĩa là sắc phong. Gộp cả bốn chữ mới lại thành câu:”Dư bất thụ sắc”,
nghĩa là “Ta chẳng chịu phong”. Hiểu ra nghĩa, chúa Trịnh nổi giận, sai người bắt
sứ giả nhưng không kịp.
Giai
thoại 2: “ Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen”
Chúa
Trịnh thấy họ Nguyễn chối từ, trả lại sắc phong bằng một mẹo kế tài tình, thì vừa
tức giận, vừa phục tài, bèn cho dò la và biết được đều do Lộc Khê Đào Duy Từ
bày đặt ra cả. Chúa tính kế làm sao để lôi kéo Lộc Khê bỏ chúa Nguyễn Đàng
Trong về với triều đình Lê-Trịnh Đàng Ngoài.
“…Chúa
lập mưu sai người mang nhiều vàng bạc bí mật vào biếu Đào Duy Từ, kèm một bức
thư riêng với bốn câu thơ:
“Trèo
lên cây bưởi hái hoa
Bước
xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ
tầm xuân nở ra xanh biếc
Em
có chồng anh tiếc lắm thay”
Tứ
thơ là lời nhắn nhủ nghĩa tình, nhắc ông rằng tổ tiên, quê quán của Đào vốn ở
Đàng Ngoài. Nếu trở về sẽ được triều đình trọng dụng còn nếu không thì ngầm ý
khống chế.
Tương
truyền Đào Duy Từ đã xây mộ cho cha mẹ tại Bình Định để tránh bị Đàng Ngoài khống
chế theo cách làm của Ngọa Long Gia Cát đón mẹ của Khương Duy vào Hán Trung thuở
xưa. Đào Duy Từ đã trả lại quà tặng và viết bài thơ phúc đáp chúa Trịnh như
sau:
Ba
đồng một mớ trầu cay
Sao
anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây
giờ em đã có chồng
Như
chim vào lồng như cá cắn câu
Cá
cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim
vào lồng biết thuở nào ra?...
Chúa
Trịnh đọc thơ biết khó lòng lôi kéo được họ Đào, nhưng thấy bài thơ chưa có câu
kết, ý còn bỏ ngỏ, nên vẫn nuôi hi vọng, bèn cho người mang lễ vật hậu hơn, cầm
thư Chúa vào gặp Đào Duy Từ lần nữa. Lần này ông mới viết nốt hai câu kết gửi
ra, để trả lời dứt khoát việc mời mọc của chúa Trịnh. Hai câu đó như
sau:
“Có
lòng xin tạ ơn lòng
Đừng
đi lại nữa mà chồng em ghen!”
Từ
đấy Đào Duy Từ ở lại giúp chúa Nguyễn ổn định và phát triển vùng đất miền
Trong, mở mang bờ cõi đất nước ta cho đến lúc qua đời...
Đào
Duy Từ mất năm 1634. Chúa Nguyễn thương tiếc truy tặng ông “Hiệp mưu đồng đức
công thần, đặc tiến trụ Quốc Kim tử Vĩnh Lộc đại phu Thái thượng tự khanh Lộc
khê hầu”. Năm Gia Long thứ tư (1804), xét công trạng các khai quốc công thần,
Đào Duy Từ được xếp vào hạng Thượng đẳng, được thờ phụng ở Thái Miếu, năm Gia
Long thứ chín (1810) được liệt thờ ở Miếu Khai quốc công thần, năm Minh Mệnh thứ
12 (1831) truy phong Đông cát Đại học sĩ, Thái sư hoàn Quốc công.
Vua Hàm Nghi - vị vua yêu nước của vương triều
Nguyễn (Nhâm Thân 1872 - Qúy Mùi 1943)
Sau
khi vua Kiến Phúc mất, đáng lẽ người con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Ưng Kỵ
tức Chánh Mông lên nối ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết không muốn
lập bèn chọn em Ưng Kỵ là Ưng Lịch lên làm vua, lấy hiệu là Hàm Nghi lúc đó mới
13 tuổi.
Ưng
Lịch lên ngôi lấy hiệu Hàm Nghi, là vị vua thứ 8 của vương triều nhà Nguyễn
(1884-1885). Chính thức lên ngôi ngày 1/8/1884 một năm sau đó diễn ra trận kinh
thành Huế thất thủ (23/5/1885 Âm lịch), vua cùng với triều đình đã phải xuất
bôn khỏi kinh thành. Cũng từ đây bắt đầu một trang mới cho cuộc đời của vua Hàm
Nghi và một vận mệnh mới cho dân tộc.
Có
thể nói, việc Ưng Lịch lên ngôi vua là một con bài của triều đình nhà Nguyễn
(phái chủ chiến), do đó vua Hàm Nghi không có sự chuẩn bị cũng như không có ý
niệm gì về cuộc chiến, do vậy khi phải rời khỏi kinh thành thì nhận được một
thái độ rất ngạc nhiên của vua Hàm Nghi “ta có đánh nhau với ai đâu mà phải chạy”.
Khi
ra đến phòng tuyến Tân Sở, vua vẫn buồn rầu và đòi Tôn Thất Thuyết cho người
đưa về kinh nhưng Tôn Thất Thuyết tỏ ý quyết chiến với Pháp nên hai ngày sau
Tôn Thất Thuyết đệ lên vua một tờ chiếu kể tội Pháp và yêu cầu nhân dân đứng
lên chống lại Pháp, chiếu Cần Vương ra đời từ đây. Sau khi đọc xong hai lần vua
bèn nói “Bây giờ thì ta đã hiểu vì sao khanh lại không muốn cho trẫm về Huế khi
còn giặc pháp chiếm đóng”, “vậy nếu cuộc kháng chiến đòi hỏi phải đi và sống
trong rừng sâu, Ngài có đi không” Tôn Thất Thuyết hỏi?, “đi đâu cũng được, sống
thế nào cũng được miễn là đuổi cho giặc Pháp ra khỏi đất nước”.
Hưởng
ứng chiếu Cần Vương, nhân dân khắp nơi dưới sự lãnh đạo của các văn thân sĩ phu
yêu nước đã sôi nổi đứng lên chống Pháp. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Cần
Vương đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Pháp, do đó lãnh tụ của phong trào cũng
bị Pháp truy đuổi gắt gao đặc biệt là vua Hàm Nghi, Lê Trực, Tôn Thất Đạm, tuy
nhiên đều không có kết quả. Tháng 1/1888 vua Hàm Nghi bị Pháp bắt bởi sự phản bội
2 tên suất đội hầu cận bên vua Hàm Nghi là Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc.
Lúc bị bắt, vua Hàm Nghi đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng:
“Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây”.
Triều
đình Huế khi biết tin Hàm Nghi bị bắt, vua Đồng Khánh sai quan lại và bộ binh
ra đón để đưa về Huế. Tuy nhiên, người Pháp sợ dân tình sẽ bị kích động khi thấy
mặt vị vua kháng chiến nên Pháp đã báo cho viện cơ mật rằng vua Hàm Nghi lúc
này tính tình khác thường, về kinh e có điều bất tiện, cần phải đưa đi tĩnh dưỡng
nơi khác một thời gian. Song, trên thực tế, thực dân Pháp đã có âm mưu đầy vua Hàm
Nghi sang Algérie ở Bắc Phi. Rheinart đã báo cho vua Hàm Nghi rằng thái hậu
đang ốm nặng, nếu nhà vua muốn thăm hỏi thì sẽ cho rước về gặp mặt.
Nghe
Rheinart nói, vua Hàm Nghi đáp rằng: “Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ
gì đến cha mẹ, anh em nữa”. Nói xong, vua Hàm Nghi lặng lẽ cáo từ về phòng
riêng. Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu
đi vào Lăng Cô. Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được
cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước nên đã oà khóc. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng
12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên “Biên Hoà” đi Bắc
Phi.
Do
không quen đi trên biển, nhà vua bị say sóng liên miên nhưng vẫn không hề thốt
ra một lời kêu ca, oán thán. Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, vua Hàm Nghi
đến thủ đô Alger của Algérie. Lúc này nhà vua vừa bước qua tuổi 18.
Trong
10 tháng đầu sống trên đất khách, vua Hàm Nghi nhất định không chịu học tiếng
Pháp vì ông cho đó là thứ tiếng của dân tộc xâm lược nước mình. Ông có ít bạn
và hầu như không tiếp xúc với ai, mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần
Bình Thanh. Nhưng về sau, thấy người Pháp ở Algérie thân thiện, khác với người
Pháp ở Việt Nam, nên từ tháng 11 năm ấy vua Hàm Nghi bắt đầu học tiếng Pháp.
Vài năm sau, vua Hàm Nghi nói và viết tiếng Pháp rất sõi.
Mặc
dù ở nước ngoài nhưng mọi nét văn hóa của đất nước vẫn được ông gìn giữ. Vua
Hàm Nghi vẫn dùng khăn lượt, áo dài theo nếp cũ ở quê hương, quần áo đều tự may
lấy theo kiểu cổ Việt Nam, để tóc búi củ hành cho tới khi mất. Niềm vui của ông
lấy từ việc học đàn, vẽ tranh, chụp ảnh. Vua Hàm Nghi cũng có mối quan hệ với một
số trí thức Pháp nổi tiếng. Năm 1899, vua Hàm Nghi có sang thăm Paris và đến
xem một triển lãm của danh họa Paul Gauguin. Về sau khi vẽ tranh, vua Hàm Nghi
cũng chịu ảnh hưởng bởi phong cách của Gauguin.
Vào
năm 1904, vua Hàm Nghi đính hôn với bà Marcelle Laloe - con gái của ông Laloe,
chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của vua Hàm Nghi đã trở thành một sự
kiện văn hóa của thủ đô Alger. Một ông hoàng Phương Đông, vận áo dài đen, đầu
quấn khăn đen, cắp bên mình một cô đầm Pháp mặc áo cưới xúng xính đúng mốt của
phương Tây, không ai chứng kiến mà không tò mò. Từ lúc đính hôn, cho đến ngày
cưới của cựu hoàng với bà LaLoe, đều được giới làm bưu ảnh Alger lúc đó khai
thác triệt để. Vua Hàm Nghi cùng bà Marcelle Laloe có 3 người con là công chúa
Như Mai sinh năm (1905-1999), công chúa Như Lý hay còn được gọi là Như Luân
(1908-2005) và hoàng tử Minh Đức (1910-1990).
Các con của vua Hàm Nghi đều là những người
có chí, học tập và đạt được nhiều học vị cao. Trong đó ấn tượng nhất là hoàng tử
Minh Đức, mặc dù trở thành một sĩ quan Pháp song vào năm 1946, khi nhận được lệnh
sang Đông Dương làm nhiệm vụ, Hoàng tử Minh Đức đã kiên quyết từ chối. Hoàng tử
nói: “Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng bào tôi. Nếu Chính phủ Pháp muốn đưa
tôi ra trước tòa án quân sự thì tôi phải chịu. Nhưng tôi không thể đi sang Việt
Nam đánh giặc cho người Pháp và chống lại người Việt Nam”. Vậy nên, người Pháp
đã đưa hoàng tử Minh Đức sang phục vụ cho một đơn vị lính ở Algerie.
Việc liên lạc với đất nước hết sức khó khăn,
nhưng mỗi lần có dịp nói về đất nước ông không ngại tỏ rõ sự tự hào về đất nước
của mình “…Lịch sử nước Pháp ất hấp dẫn và thích thú, nhưng nước tôi cũng có
những trang sử đẹp, vẻ vang, không kém…”. Đối
với người ngoài, con người biết tự trọng là con người yêu quý nước mình. Đối với
dân tộc ông biết mình là biểu tượng của tinh thần yêu nước cho nên ông gìn giữ
cái biểu tượng đó cho đến lúc qua đời. Bởi thế sau khi ông bị bắt nhiều năm mà
phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục duy trì. Cho đến năm 1913 khi thủ lĩnh Hoàng
Hoa Thám qua đời thì ảnh hưởng của cựu hoàng Hàm Nghi mới hết tác động trực tiếp
đến các phong trào yêu nước. Điều đó chứng tỏ rằng mặc dù thân xác bị lưu đày
nhưng ý chí và tình yêu dành cho quê hương và nhân dân Việt Nam vẫn luôn sống
trong con người ông.
Tổng hợp nhiều nguồn