Ngày xửa ngày xưa, có con chim Bách Linh
có tài kể chuyện rất hay, kể đến người nghe phải cảm động rơi lệ.
Tin đồn đến tai Vua. Ông liền phái người
vào rừng bắt nó. Bách Linh thưa với vua:
- Tôi sẵn sàng kể chuyện, song nếu ngài
nghe mà sa nước mắt hay thở dài ta thán, là phải thả tôi!
Vua mỉm cười ưng thuận
Thế là Bách Linh kể:
“Ngày xưa, có một chàng trai chở ngọc
ngà châu báu, tới một bìa rừng thì xe bị trục trặc nên phải dừng lại. Tình cờ
lúc đó anh thợ săn dẫn bày chó đi ngang qua, chàng trai bèn nhờ thợ săn trông hộ
xe. Thợ săn vui vẻ nhận lời.
Chàng trai xuống núi tìm thợ sửa xe. Trời
mỗi lúc một tối, màn đêm bao trùm vạn vật. Thợ săn sốt ruột mẹ già ở nhà không
ai chăm sóc nên dặn bầy chó ở lại coi xe, còn anh thì về trước lo cho mẫu thân.
Khi chàng trai rước được thợ sửa xe đến,
thấy bầy chó vẫn còn vây quanh xe coi chừng. Cảm động, chàng tặng mỗi con một
thỏi vàng, bảo chúng đem về dâng chủ.
Bầy chó vẫy đuôi mừng rỡ, ngậm quà chạy
thẳng về tới nhà. Ai dè thợ săn đùng đùng nổi giận, quát to:
- Ta dạy chúng bây ở lại trông xe, chứ
có bảo chúng bây làm kẻ cắp đâu? Sao dám cả gan trộm vàng mang về đây thế hử?
Nói xong, thợ săn vung gậy đánh chết bầy
chó”
Vua nghe đến đây, chắc lưỡi:
- Trời! Tội nghiệp lũ chó biết bao!
Vua vừa dứt lời thì thả chim Bách Linh.
Thế nhưng, vua vẫn mê nghe chuyện cổ
quá, ông lại sai người đi bắt Bách Linh và bảo nó:
- Hãy kẻ chuyện cho ta nghe, trẫm đã biết
điều kiện của ngươi, trẫm sẽ không nói gì nữa đâu!
Bách Linh kể:
“Ngày xưa, có một bà mẹ trước khi ra suối
gánh nước, dặn dò con mèo nuôi trong nhà hãy coi chừng thằng bé con của bà cẩn
thận.
Người mẹ quảy thùng đi, bỗng một con chuột
cống chạy đên cắn vào tai em bé, con mèo vội phóng tới chụp chuột giết đi, rồi
nó chạy đến bên cạnh em bé xem xét…. Thấy lỗ tai em máu chảy nhỏ giọt, mèo bèn
le lưỡi liếm, hi vọng sớm cầm máu cho em.
Đúng lúc ấy bà mẹ gánh nước về, chứng kiến
cảnh này, làm tưởng là mèo muốn hại em bé nên bà nộ khí xung thiên, rút ngay
cây đòn gánh đập chết mèo và quát to:
- Súc sinh ác độc! Dám cắn con trai
ta!”….
Vua nghe tới đây, nhịn không được chen
vào:
- Trời! Thiệt là bất công và oan uổng!.....
Quốc vương đã không im lặng được như cam
kết, đành phóng thích Bách Linh.
Thế nhưng, vua còn ghiền nghe chuyện
quá, tiếp tục sai người đi bắt Bách Linh, lần này ông nói:
- Bất kể ngươi kể chuyện bi ai đến đâu,
trẫm sẽ không phản ứng hay chen vào một tiếng nào nữa!....
Chim bảo:
- Tôi xin giao hẹn lại: lần này nếu tôi
kể chuyện mà ngài còn buột miệng ta thán thì từ đây ngài và mọi người vĩnh viễn
không được bắt tôi, còn tôi sẽ không bao giờ kể chuyện nữa! Vì bị bắt riết tôi
cũng phiền lắm……
Thỏa thuận xong, Bách Linh kể:
“Ngày xưa, có một anh chàng đi qua hoang
mạc khô cằn, bị cơn khát hành hạ khiến chàng cảm thấy như sắp chết đến nơi.
Chàng cuống quýt cầm bát đi quanh tìm nước uống, sau một hồi săn lùng vất vả
chàng nhìn lên vách núi thấy có mấy giọt nước đang rỉ xuống nên mừng rỡ kê chén
vào hứng…..Ngờ đâu, ngay lúc đó có con chim bay tới, dùng cánh hất cái bát chàng
đổ nhào. Tức giận cực điểm, chàng trai lượm chén chọi thẳng vào đàu chim. Chim
bị trọng thương, rơi xuống lưng chừng núi thì tắt thở và nằm chết bên cạnh một
con độc xà to đùng trên đỉnh vách đá.
Hóa ra độc xà đang nằm ngủ, nước miếng
nó nhiễu chảy giọt giọt rơi xuống kẽ đá và chàng thanh niên đã hăm hở kê chén hứng
định uống….Con chim bay trên con thấy rõ tình hình, nóng lòng muốn cứu mạng
chàng trai nên đã hất chén đi……..”
- Chao ôi!....Vua suýt xoa
-
………..
Câu chuyện ngụ ngôn của người Mông Cổ mà
“cuocdoihuyenmong” tình cờ đọc được, bèn gõ lại chia sẻ với mọi người.
Ý truyện thì lan man vô kể.
Thực tế thì chẳng có con chim nào biết kể
chuyện bằng tiếng nói con người, nhưng vì nó là chuyện ngụ ngôn nên để mọi người
thưởng lãm theo mỗi cách khác nhau.
Riêng “cuocdoihuyenmong” thì nội dung
các câu chuyện làm người ta cũng xúc động không kém. Các tình huống éo le: Người
có lòng vị tha, kẻ bị nỗi oan tình uẩn khúc; con vật thì trung thành, nhân
nghĩa nhưng lại gặp những oan trái bất công . Bất cứ ai đọc xong cũng mủi lòng
ta thán, bất bình, rơi lệ xót thương.
Gần đây, báo chí vẫn thường đăng tải những
bản tin lên án sự vô cảm của loài người khi chứng kiến những điều ngang trái giữa
đường, bên hè, lồng chợ, hiên quán….. Sau khi đọc xong câu chuyện này, trong
tâm thức của chúng ta ai cũng nhận định được sự trái ngang trong đó, chứng tỏ bản
chất loài người còn đó chất thiện, chán ghét cái ác, bất công và mến mộ điều
lành.
Nhưng khi đối diện thực tế ngoài xã hội,
ăn miếng trả miếng, cái ích kỷ chê mờ, cái thói quen ganh ghét át mất cái bản
chất thiện lành đi, nên thay vì chúng ta có những hành xử rất tình người thì
chúng ta lại làm ngơ vì sợ liên lụy.
Sự cảm động và xót thương mỗi khi bình
tâm nhớ lại, nếu được khoáy động đúng thời đúng lúc thì dệt nên một nhân cách
phi thường trong mỗi hành động bình thường mỗi ngày.
Mở trang đầu tiên của cuốn “Tam Tự Kinh”
bắt gặp câu này trước “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, con người ai ban đầu cũng
là thiện cả. Nhưng dù thiện hay là ác cũng chỉ là tính chất thông qua sự phân
biệt và nhận định của ý thức, quan trọng là hành động cụ thể có đem lại điều
tích cực hay tiêu cực, có ảnh hưởng cho một hay vài cá nhân hoặc cả xã hội
không mà thôi.
Một cái ý khác. Trong mỗi tình huống nếu
chúng ta bình tâm, lắng động xét nét sự việc, vấn đề, không nông nổi, bộp chộp
vội vả kết luận theo cảm tính thì sẽ không đến nỗi gây ra sự dằn vặt, hối hận
như những nhân vật trong truyện.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...