Khi làm bánh, chỉ cần cho một chút chất
tẩy vào bột sẽ cho ra sản phẩm trắng tinh, vỏ mịn màng, căng bóng. Còn bánh
không sử dụng bột tẩy luôn có màu ngà vàng, không căng bóng.
Bánh bao thường được nhiều
người chọn làm đồ ăn sáng, ăn vặt vì có nhiều dinh dưỡng, dễ ăn, giá rẻ, có thể
mua ở bất cứ đâu, từ chiếc xe đẩy bán dạo, tới cửa hàng bên đường, trước cổng
trường, bệnh viện... Đa số bánh bao này đều có màu trắng tinh. Nhìn những chiếc
bánh bao nóng hổi, thơm lừng, trắng phau ấy, không mấy người biết nó chứa phụ
gia thực phẩm gây hại đến cơ thể.
Khi đem so sánh với công
thức làm bánh bao truyền thống, bánh bao hiện nay có thêm thành phần bột tẩy trắng.
Công thức bánh bao ngoài
thị trường:
1. Bột mì số 8
2. Shorterning
3. Đường
4. Nước
5. Men khô ngọt (Mauri
Vàng)
6. Cốt chanh
7. Bột nổi
8. Bột khai
9. Bột tẩy trắng (tỷ lệ
1-3%)
Công thức bánh bao truyền
thống:
1. Bột mì số 8
2. Shorterning
3. Đường
4. Nước
5. Men khô ngọt (Mauri
Vàng)
6. Cốt chanh
7. Bột nổi
8. Bột khai
Bột tẩy trắng, hay đúng
hơn là “bột tẩy đường” có tác dụng làm trắng thực phẩm như: bánh bao, bún, phở,
miến... thường được bày bán trong nhiều khu chợ và rất dễ mua. Thường, loại bột
này được đựng trong cái túi nylon, bên ngoài chỉ dán dòng chữ “tẩy trắng thực
phẩm”, không hề có nhãn mác ghi tên, địa chỉ nhà sản xuất cũng như thành phần,
công dụng, hạn sử dụng và liều lượng, cách dùng. Tuỳ người mua mà người bán cân
đong đo đếm theo yêu cầu nhiều hay ít.
Trong quá trình làm bánh
bao, chỉ cần cho 1-3% bột tẩy này vào bột bánh bao và đem đi nhào, sẽ thấy bột
trắng hơn, vỏ bánh mịn màng, căng bóng và trông bắt mắt hơn. Trong khi bánh bao
truyền thống không sử dụng bột tẩy dù có làm sạch sẽ đến đâu thì vẫn có màu ngà
vàng và không căng bóng, đẹp mắt bằng.
Chính tâm lý thích bánh
bao trắng, nghĩ đó mới là bánh bao sạch, đảm bảo, an toàn của người tiêu dùng
đã vô tình đẩy họ vào sự nguy hiểm khi ăn phải các loại hóa chất độc hại bày
bán trôi nổi trên thị trường.
Tại một cơ sở bán bánh bao
nhỏ bên đường ở Biên Hòa (Đồng Nai), người bán hàng khi được hỏi "có biết
gì về loại bột tẩy trắng này không" thì trả lời: “Tôi có biết nó là chất
gì đâu, chỉ biết phải cho vào thì bánh bao mới trắng, đẹp, người ta mới mua nhiều.
Hồi trước khi chưa có bột này ít người mua lắm, ai cũng chê nhìn bánh bao dơ,
không hấp dẫn”.
Tại các khu chợ, chỉ cần hỏi
người bán hàng tạp phẩm, phụ gia thực phẩm "có cách nào để làm bánh bao trắng
hơn không" thì ngay lập tức sẽ được chỉ dẫn “Chị có bột tẩy trắng bánh
bao, giúp bánh trắng, nhìn ngon và bắt mắt. Em muốn mua bao nhiêu? Bột mì của
em có trắng tới đâu mà không có bột tẩy thì cũng bị vàng thôi".
Theo tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh,
Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, để tẩy trắng
một số thành phẩm hoặc bảo quản hoa quả, nhiều hộ sản xuất vẫn thường dùng đến
chất tẩy trắng sunphit natri (Na2SO3). Sunphit natri tách ra thành SO2 là chất
oxy hóa mạnh, gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, có thể gây viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, đây là một chất gây độc, có khả năng gây viêm niêm mạc mắt, niêm mạc
miệng, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là đối với
trẻ em.
Tiến sĩ Thịnh cho biết,
theo quy định của Nhà nước, tất cả gia vị sử dụng cho thực phẩm đều phải nguyên
đai, nguyên kiện và phải có hướng dẫn sử dụng, nếu không có nhãn mác đều được
coi là hàng cấm, cần bị phát hiện và xử phạt nghiêm minh.
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Giám đốc công ty dạy nghề ẩm thực Rosa