Chương
57: Chí tự cường, Quang Trung thay quốc tự. - Luận cơ trời, Hoàng hậu bình thơ.
Nói
về Nguyễn vương ở Gia Định, ngày ấy nơi thành Sài Côn Nguyễn vương họp các tướng
nói:
-
Nay đã đến mùa gió Nồm ta nên đem thuỷ quân thuận gió đánh Quy Nhơn. Các tướng
ai có kế gì chăng?
Nguyễn
vương vừa dứt lời. Xảy quân do thám vào báo:
-
Tâu Thượng vương, đây là tờ hịch của vua em Tây Sơn là Quang Trung Nguyễn Huệ
truyền cho dân chúng ba phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú Yên. Kính trình Thượng
vương duyệt lãm.
Nguyễn
vương với đón lấy tờ hịch mở ra đọc, hịch rằng:
"Hịch
truyền dân chúng ba phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú Yên.
Kể
từ ngày Tây Sơn dấy nghĩa đến nay nhờ dân ba phủ hết lòng giúp nên Hoàng Đại
huynh ta mới dựng nên cơ nghiệp lớn. Công lao của nhân dân ba phủ thật đáng lưu
truyền vào sử xanh.
Vừa
rồi nghe Nguyễn Phúc Ánh được bọn người Pháp Lang Sa theo giúp, lại được thần
tiên rước lên trời khiến nhân dân nghi ngại bỏ việc nông trang, xôn xao bàn điều
thế sự.
Thật
ra ấy là bọn Pháp Lang Sa dùng khinh khí cầu bay được lên cao đem chuyện thần
tiên phỉnh lừa bá tánh. Ta còn lạ gì khinh khí cầu của bọn chúng! Bọn người mắt
xanh mũi lõ, nước da trắng bệch như một xác chết trôi ngoài biển Bắc kia nào có
tài cán gì mà dân chúng phải sợ? Ta đã từng đốt cháy tàu của chúng trận sông Thất
Kỳ Giang, đuổi Nguyễn Phúc Ánh lội bùn Gia Định mà chạy như một con vịt lạc. Đại
quân ta, xưa nay đi đến đâu không kẻ thù nào dám chống cự, không thành trì nào
ngăn cản được. Điều này hẳn dân ta cũng đã biết.
Nay
đã đến mùa gió Nồm, dân chúng hãy hết lòng giúp đỡ Hoàng Đại huynh ta đề phòng
Phúc Ánh đánh ra.
Đợi
hết Hạ sang Thu đầu mùa gió Bắc ta sẽ thân chinh kéo đại binh vào Gia Định tiêu
diệt bọn Pháp Lang Sa, giết cho được Nguyễn Phúc Ánh, để mầm mống phản loạn
không còn manh nha quấy rối, cho nhân dân cả nước được an cư lạc nghiệp.
Nay
chiếu.
"Quang
Trung Nguyên niên".
Xem
xong Nguyễn vương toát mồ hôi nói:
-
Ta những tưởng Nhạc - Huệ bất hoà nước ai nấy lo, không ngờ Huệ lại định đem
quân giúp Nhạc đánh ta. Trăm vạn quân Tây Sơn ta không ngại, chỉ ngại có mình
Nguyễn Huệ mà thôi.
Võ
Tánh hỏi:
-
Phải đến mùa gió Bắc Nguyễn Huệ mới đem quân vào đánh ta được. Nay ta nên thuận
gió Nồm đánh Nhạc ở Quy Nhơn, hay cũng cố lực lượng chống Nguyễn Huệ.
Nguyễn
vương lấy vạt áo lau mồ hôi trán rồi nghiến răng nói:
-
Truyền lệnh ta lập tức xuất quân!
Tháng
ba năm Nhâm Tý (1792) Nguyễn Vương đem đại binh theo đường biển thuận gió Đông
Nam ra đánh Quy Nhơn. Thái tử Tây Sơn là Nguyễn Bảo và cha con Lê Trung, Lê Chất
rút thuỷ quân vào đóng trong đầm Thị Nại rồi chia quân giữ các nơi hiểm yếu.
Quân Nguyễn vương đánh mãi không được, Nguyễn vương đành kéo quân về Gia Định.
Đến
Sài Côn thấy trên bến sông Thị Nghè các giáo sĩ người Pháp Lang Sa rộn ràng đem
gia quyến xuống thuyền. Nguyễn vương gọi lại hỏi:
-
Ta đã cho các ngài được tự do truyền đạo. Vậy có ai dám kháng lệnh quậy phá các
ngài hay sao mà các ngài lại bỏ đi?
Một
giáo sĩ đáp:
-
Nay đã gần đến mùa gió Bắc, chúng tôi phải di tản về nước tránh Nguyễn Huệ đem
quân vào đánh!.
Nói
rồi cả bọn liền từ biệt Nguyễn vương mà đi. Nguyễn Vương vào thành mời các tướng
đến thương nghị. Nguyễn vương hỏi:
-
Nay Nguyễn Huệ đã hoà với nhà Thanh. Huệ định đến mùa Thu sẽ đem quân đánh ta.
Vậy ta nên tiến thủ thế nào.
Mưu
sĩ Ngô Tùng Châu bước ra nói:
-
Nguyễn Huệ đánh ta tất phải dùng cả thuỷ cả bộ, vậy ta phải chia quân ra giữ
hai cửa biển Cần Giờ, Hàm Luông. Bộ quân ta tăng cường trấn thủ Trường Đồn ở
phía Nam, Trấn Biên ở phía Bắc thì Thượng vương ở Sài Côn vững như bàn thạch vậy.
Nguyễn
vương lo lắng nói:
-
Kế này là kế năm xưa Ngô tiên sinh tiến cử Gia Định tam hùng trấn thủ các nơi ấy,
nhưng khi Nguyễn Huệ tiến quân vào thì không ai giữ nổi. Nguyễn Huỳnh Đức giữ
Hàm Luông thì bị Đặng Văn Long bắt sống, quân ta bại trận khắp nơi. Nay dùng kế
ấy e cũng như năm xưa nào có khác gì.
Võ
Tánh tức khí bước ra nói lên:
-
Tuy kế sách chống giữ cũng như nhau nhưng quân tình có khác. Phen này phải đánh
thắng Nguyễn Huệ mới được!
Nguyễn
vương hỏi:
-
Quân tình khác ở chỗ nào?
Tánh
đáp:
-
Lúc ấy quân ta mới mộ, còn nay tướng sĩ đã thiện chiến. Lúc ấy vũ khí thô sơ,
còn nay người Pháp giúp ta tàu đồng, đại bác. Vả lại lúc ấy thần cố an thân ở rừng
Tam Phụ, nay thần đã quyết lòng đánh giặc lập công chuộc tội, báo đáp ơn tri ngộ
của Thượng vương. Ấy là ba điểm khác nhau của quân tình vậy.
Nguyễn
vương nghe thế tạm an lòng. Từ ấy ngày đêm rèn luyện quân sĩ chờ quân Tây Sơn đến
đánh.
Nói
về vua Quang Trung ở Phú Xuân sai Vũ Văn Dũng đi sứ Mãn Thanh rồi, vua bàn với
Trần Văn Kỷ rằng:
-
Quân ta từ trước đến nay chỉ là người tình nguyện xung phong làm lính. Nay ta
muốn tuyển thêm quân để dự phòng đánh Mãn Thanh, vậy phải làm thế nào?
Trần
Văn Kỷ đáp:
-
Số người còn lại không muốn đi lính vì nặng óc trung quân, cho rằng Hoàng thượng
không phải dòng chính thống. Nay nếu ta cứ bắt lính bừa bãi e náo động nhân
tâm.
Vua
hỏi:
-
Vì sao lại náo động nhân tâm.
Kỷ
đáp:
-
Số người không muốn đầu quân khi bị bắt lính trốn từ làng này sang làng khác. Nếu
Hoàng thượng xuống lệnh bắt gắt gao e rằng bọn hương lý thừa cơ hội ấy sách nhiễu
lương dân nên náo động nhân tâm là do thế.
Đêm
ấy vua Quang Trung trằn trọc mãi. Hôm sau vua gọi Trần Văn Kỷ đến hỏi:
-
Nếu ta có cách bắt lính mà vẫn giữ được kỷ cương khiến kẻ nhút nhát không thể
trốn việc đầu quân, và bọn hào lý không thể sách nhiều dân lành được thì thế
nào?
Trần
Văn Kỷ lại hỏi vua rằng:
-
Xin hỏi Hoàng thượng ấy là cách nào?
Vua
Quang Trung đáp:
-
Ta lệnh cho dân trong nước mỗi người phải đeo một cái thẻ bài để bốn chữ
"Thiên Hạ Đại Tín". Trong thẻ bài ấy phải ghi rõ tên, họ và tuổi tác.
Hễ ai có thẻ bài là dân trong nước của ta, rồi cứ ba tráng đinh kén lấy một người
đầu quân, nhờ đó không ai có thể trốn tránh được và hào lý địa phương cũng
không có cớ gì sách nhiễu dân lương thiện có thẻ bài. Nếu vậy chắc chắn tuyển
được thêm quân và kỷ cương pháp luật được giữ vững. Trần tiên sinh thấy thế
nào?
Trẫm
Văn Kỷ vòng tay nói:
- Ấy
thật là kế sách vẹn toàn. Hoàng thượng có tài kinh bang tế thế xưa nay chưa từng
thấy vậy.
Vua
Quang Trung trầm ngâm nói:
-
Nước Nam ta đất rộng dân thưa. Nay ta muốn xuống hịch khuyến nông xuất ngân
khố nhà nước giúp đỡ dân nghèo khai khẩn đất hoang thì mới mong dân giàu nước mạnh
để đối chọi với Mãn Thanh phương Bắc và bọn Pháp Lang Sa ở miền Nam được. Vậy
phiền Trần tiên sinh hãy soạn hịch khuyến nông truyền khắp trong nước.
Trần
Văn Kỷ tuân lệnh lập tức thi hành.
Hôm
sau vua Quang Trung giả dạng dân thường đem theo Võ Đình Tú và Trần Văn Kỷ ra
ngoài thành xem xét. Đến một thôn trang kia, thấy dân chúng trong thôn tụ tập ở
sân đình nghe quan chánh thôn đọc chiếu khuyến nông.
Vua
Quang Trung bảo Võ Đình Tú và Trần Văn Kỷ:
-
Ta mau đến gần xem thử quan lại các cấp thi hành pháp lệnh thế nào.
Vua
tôi tới nơi vừa lúc quan chánh thôn đã đọc xong bài hịch rồi. Một cụ già bước
ra hỏi:
-
Chiếu vừa ban ra quan trên đọc bảng tiếng Hán. Dân đen chúng tôi ít học nên
không hiểu, nhờ quan trên dịch nghĩa Nôm cho thì dân chúng tôi mới biết trong
chiếu vừa nói gì.
Quan
chánh thôn đáp:
-
Lệnh vua ban ra bảo đọc chiếu chứ không bảo dịch chiếu. Các ngươi muốn hiểu thì
tự đi học lấy chữ Thánh hiền.
Nói
xong quan chánh thôn liền bỏ về. Vua Quang Trung hỏi cụ già ấy:
-
Vậy cụ phải nhờ ai dịch chiếu của vua.
Cụ
già đáp:
-
Nhờ quan chánh thôn chứ còn ai nữa.
Vua
ngước nhìn hỏi:
-
Lúc nãy quan đã không chịu dịch rồi kia mà.
Cụ
già cười đáp:
-
Cứ đến nhà riêng mang theo lễ vật, quan lập tức dịch ngay.
Nghe
xong vua Quang Trung lẳng lặng ra về. Trên đường về Trần Văn Kỷ bàn:
-
Hoàng thượng nên xuống hịch cho quan sở tại có bổn phận phải dịch Nôm cho dân
chúng nghe thì tránh được tình trạng quan lại thừa kẽ hở của pháp luật mà nhận
quà cáp của dân.
Vua
Quang Trung bảo:
-
Ta có cách không cần phải ra lệnh cho quan sở tại dịch Nôm, mà họ vẫn phải đọc
chiếu của vua bằng tiếng Nôm của người Nam ta cho dân chúng hiểu được.
Trần
Văn Kỷ hỏi:
-
Thưa, ấy là cách gì?
Vua
Quang Trung vừa đi đến đoạn đường có nhánh cây to bằng bắp chân đâm ngang chặn
lối, vua đưa tay vận sức bẻ nhánh cây ấy xuống và nói:
-
Thay đổi quốc tự!
Văn
Kỷ giật mình hỏi:
-
Thế nào là thay đổi quốc tự?
Vua
đáp:
-
Từ nay về sau không dùng chữ Hán của người Tàu mà dùng chữ Nôm của người Nam ta
viết chiếu chỉ, văn thư.
Văn
Kỷ lo lắng hỏi:
-
Nhưng nước Nam ta từ mấy ngàn năm nay trải qua bao triều đại đều dùng chữ Hán
làm quốc tự. Nay Hoàng thượng đổi quốc tự e không thuận lòng người. Xin Hoàng
thượng nên thận trọng xem xét lại.
Vua
Quang Trung ném nhánh cây xuống đất đáp:
-
Ta đã suy xét từ lúc tóc còn để chỏm. Ta dùng chữ Hán làm quốc
tự gặp bao điều rắc rối ta càng quyết tâm hơn. Văn Kỷ hãy truyền hịch khắp
thiên hạ từ nay trở đi dùng chữ Nôm làm quốc tự.
Trần
Văn Kỷ tuân lệnh theo ý vua mà làm. Chiếu lệnh được ban ra. Hôm sau vua Quang
Trung và Võ Đình Tú, Trần Văn Kỷ lại giả dạng dân thường ra ngoài thành xem xét.
Đến chỗ đông người nghe một nho sĩ nói lên rằng:
-
Vua Quang Trung không học sách Thánh hiền mà hạ lệnh dùng chữ Nôm làm quốc tự
thay chữ Hán.
Võ
Đình Tú nghe vậy nổi giận phừng phừng, vùng tung người nhảy đến chỗ tên nho sĩ
vừa nói. Vua Quang Trung lẹ mắt nhảy vội theo chụp được bàn chân Võ Đình Tú kéo
xuống đất. Vua quở:
-
Khi chưa có lệnh ta không được làm càn.
Võ
Đình Tú tức tối, nói:
-
Tên hủ nho buông lời phạm thượng. Xin để thần bắt nó đến chỗ Hoàng thượng trị tội.
Vua
Quang Trung gạt đi bảo:
-
Đã nói họ là hủ nho còn chấp họ làm gì. Mau theo ta về cung.
Về
cung, vua hỏi Trần Văn Kỷ:
-
Kẻ hủ nho trong thiên hạ không phải là ít. Nay họ đặt điều nói gièm e không lợi
cho ta. Theo tiên sinh ta phải đối phó bằng cách nào?
Trần
Văn Kỷ đáp:
-
Việc này thật thần chưa từng gặp. Xin Hoàng thượng hãy vấn kế Ngô Thì Nhậm xem
sao.
Vua
trầm ngâm bảo:
-
Ngô Thì Nhậm đang cùng Văn Sở, Văn Lân, Văn Tuyết trấn thủ Bắc Hà. Ta phải triệu
Thì Nhậm về ngay mới được.
Đoạn
vua viết chiếu lệnh sai quân gặp ra Thăng Long. Về đến Phú Xuân gặp vua Quang
Trung, Ngô Thì Nhậm hiến kế:
-
Kẻ sĩ trong thiên hạ đều tâm phục khẩu phục một người, xem như bậc thầy tôn làm
phụ tử, ấy là La Sơn Nguyễn Thiếp. Nay Hoàng thượng mời Nguyễn Thiếp ra chủ trì
việc thay đổi quốc tự, tất kẻ hủ nho không còn ai dám buông lời gièm xiểm.
Vua
Quang Trung mừng rỡ vỗ tay khen:
-
Ngô tiên sinh thật là cao kiến. Vậy phiền khanh đến mời phu tử một phen.
Ngô
Thì Nhậm tuân lệnh sớm lên đường.
Nói
về La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ở Hành Âm cốc ngày ấy đang tham thiền nhập định bỗng
giật mình gọi tiểu đồng đến bảo:
-
Ngươi mau dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị hương cho ta tiếp chỉ của vua.
Tiểu
đồng vừa làm xong thì Ngô Thì Nhậm đến đọc chiếu mời của vua. Nguyễn Thiếp vui
vẻ nói:
-
Xin ngài chờ cho một lát. Tôi vào trong thu xếp rồi sẽ đi ngay.
Vào
trong tiểu đồng hỏi Nguyễn Thiếp:
-
Vua Quang Trung lần trước mời thầy vấn kế đánh Mãn Thanh, thầy đi rồi lại quay
về. Lần này thầy đi bao giờ mới về?
Nguyễn
Thiếp đáp:
-
Hết Hạ sang Thu, đầu mùa gió Bắc ta sẽ quay về.
Tiểu
đồng lại hỏi:
-
Thầy đi lo việc thay đổi quốc tự sao mới hai tháng quay về.
Thiếp
buồn rầu đáp:
-
Ta mười lăm năm học phép tham thiền biết điều quá khứ vị lai. Vua Quang
Trung là người nhìn xa trông rộng, yêu nước thương dân, lo toan chính sự chuyên
tâm cải cách. Nhưng ta định tâm nhìn vào tương lai thấy mọi sự đều bất thành.
Thật là đáng tiếc.
Tiểu
đồng ngạc nhiên hỏi:
-
Thấy biết việc không thành sao còn nhận lời ra giúp vua.
Thiếp
trầm ngâm đáp:
-
Ta thường dạy học trò rằng: "Quốc gia hưng vong. Thất phu hữu trách".
Việc vua thay đổi quốc tự dù không thành nhưng tiếng để ngàn thu. Nếu ta không
giúp người đời sau sẽ bảo ta không bằng kẻ thất phu sao.
Nói
rồi liền chống gậy ra xe theo Ngô Thì Nhậm về kinh yết kiến vua Quang Trung.
Vua Quang Trung phong Nguyễn Thiếp làm viện trưởng Sùng Chính Viện, chiêu tập kẻ
thức giả trong nước vào làm việc trong viện, dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để
truyền dạy dân chúng. Kẻ sĩ lúc bây giờ bảo nhau rằng:
-
La Sơn phu tử là người chẳng thiết công danh không màn sinh tử nên vua vời đã
ba lần mà ông ta không ra giúp. Nay phu tử là bậc thầy của bọn ta lại ra giúp
vua thay đổi quốc tự tất việc này phải có ý nghĩa gì đây. Bọn ta không hiểu thời
thôi, chớ bình phẩm vô tội vạ kẻo thiên hạ cười ta là kẻ chẳng biết gì.
Vua
Quang Trung nghe những lời ấy bèn đến Sùng Chính Viện thi lễ với Nguyễn Thiếp,
vua nói:
-
Xin thầy hãy nhận của trẫm một lạy này.
Thiếp
thất kinh vội can:
-
Hoàng thượng là thiên tử sao lại làm thế cho lão thần mang tội với trời đất.
Vua
Quang Trung nói:
-
Nhờ thầy ra giúp việc thay quốc tự mà kẻ sĩ trong thiên hạ không chê trẫm là
người ít học, nên trẫm đến đây tạ ơn phu tử
Nguyễn
Thiếp vừa đỡ vừa vua nói:
- Ấy
là bổn phận của thần đối với dân với nước. Nay thần đã hoàn thành sứ mạng dùng
chữ Nôm là quốc tự mà Hoàng thượng giao cho, vả lại lão thần tuổi cao sức yếu,
xin Hoàng thượng cho về nơi nước biếc non xanh hưu trí tuổi già.
Vua
khẩn khoản rằng:
-
Nay trẫm mới lên ngôi, thiên hạ chưa định, việc nước chưa yên. Phu tử là người
nhìn xa trông rộng lại bỏ trẫm mà đi, ngộ nhỡ trong nước có điều khó xử thì trẫm
biết thỉnh cao ý của ai.
Nguyễn
Thiếp đáp:
-
Nói về tài kinh bang tế thế thì xưa nay không ai bằng Hoàng thượng. Vả lại giúp
việc vẫn thì đã có Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ đều là tay tài hoa lỗi lạc. Lo việc
võ thì đã có Tây Sơn thập hổ đều là tướng trí dũng song toàn. Song thành bại là
do trời mà thôi!
Vua
Quang Trung hỏi:
-
Ý Phụ tử đã quyết trẫm không dám ép. Trước lúc chia tay trẫm có điều muốn hỏi,
xin Phụ tử dạy cho!
Nguyễn
Thiếp đáp:
-
Xin Hoàng thượng cứ nói.
Vua
hỏi:
-
Trẫm đã sai sứ sang Mãn Thanh gặp vua Càn Long đòi đất Lưỡng Quảng xưa kia là
lãnh thổ của nước Nam ta. Nếu Càn Long không thuận thì sau khi tiêu diệt Nguyễn
Phúc Ánh ở Gia Định xong, trẫm sẽ đem quân Bắc tiến đánh Mãn Thanh lấy đất cũ về
cho nước ta. Xin hỏi Phu tử hai việc ấy thành bại thế nào?
Nguyễn
Thiếp buồn rầu đáp:
-
Lão thần định tâm nhìn vào tương lai thấy không có điều bình Nam, Bắc tiến. Lão
thần có một bài thơ xin trao Hoàng thượng, đợi lão thần đi rồi Hoàng thượng hãy
mở ra xem.
Nói
rồi Thiếp vòng tay cáo biệt. Tiễn ra đến xe, vua Quang Trung cầm tay Nguyễn Thiếp
hỏi:
-
Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định chẳng qua nay mai trẫm chỉ đánh một trận là biết được
mà thôi. Có việc đánh Mãn Thanh đòi Lưỡng Quảng, phu tử cho rằng trẫm không làm
nổi ư?
Nguyễn
Thiếp đáp:
-
Cả hai việc ấy Hoàng thượng thừa sức làm.
Vua
ngạc nhiên hỏi:
-
Vậy cớ gì thầy lại bảo không có điều bình Nam Bắc tiến?
Nguyễn
Thiếp đáp:
-
Thiên cơ bất khả lậu! Những gì có thể nói thần đều viết trong bài thơ ấy cả.
Xin Hoàng thượng hãy giữ gìn long thể.
Đoạn
Thiếp ứa nước mắt từ biệt vua mà đi. Còn lại một mình, vua Quang Trung liền giờ
thơ ra đọc. Thơ rằng:
Một
nước hai vua nặng vai già
Cuộc
cờ phú quý pháo ngựa qua
Trời
Nam mau gầy cây Sơn giống
Đất
Bắc hãy còn cột Phúc Ba!
Con
thú một sừng gần trở mặt
Mà
người chột mắt vẫn không ra
Bao
giờ Nhật Nguyệt quang minh hội
Khi
ấy du ca rõ giống nhà.
Đọc
xong bài thơ ấy, vua Quang Trung nét mặt dàu dàu lặng lẽ lui về hậu cung, Hoàng
hậu Ngọc Hân hỏi:
-
Hoàng thượng có điều buồn bực chăng. Sao long nhan lại ủ dột như thế?
Vua
Quang Trung đáp:
-
Ta hỏi Phu tử về việc đánh Gia Định giết Phúc Ánh và việc đánh Mãn Thanh lấy đất
Lưỡng Quảng. Phu tử bảo không thấy có điều bình Nam, Bắc tiến. Phu tử lại trao
cho ta bài thơ này. Ta đọc chưa rõ ý ra sao nên trong dạ không vui.
Nói
xong vua trao bài thơ cho Lê Hoàng hậu.
Hoàng
hậu đọc xong suy nghĩ giây lát rồi bàn rằng:
-
"Một nước hai vua nặng vai già,
Cuộc
cờ phú quý pháo ngựa qua"
Ý muốn nói rằng trong bàn cờ bá vương đã có vua em Quang Trung còn có vua anh
Thái Đức. "Nặng vai già" có lẽ ý nói thầy Phu tử không kham nổi nên mới
về ở ẩn chăng?
Vua
đáp:
-
Câu này ta cũng hiểu nghĩa chung là như thế. Vậy hai câu tiếp theo ý thế nào?
Hoàng
hậu đáp:
-
Trời Nam mau gầy cây Sơn giống
Đất
Bắc hãy còn cột Phúc Ba!
Vậy
Nguyễn Phúc Ánh không bị diệt nên phục quốc. "Gầy cây Sơn giống", ý
muốn nói nên gìn giữ dòng giống của nhà Tây Sơn chăng?
Vua
Quang Trung giục:
-
Hoàng hậu cứ bàn tiếp xem câu thứ tư là ý thế nào.
Hoàng
hậu đáp:
-
Câu thứ tư là: "Đất Bắc hãy còn cột Phúc Ba!". Cột Phúc Ba là cây cột
mà hai ngàn năm trước tướng nhà Hán là Mã Viện trồng ở ranh giới nước ta và nước
Tàu. Câu này nghĩa cột Phúc Ba là hãy còn đó thì không có điều Bắc tiến.
Vua
Quang Trung trầm ngâm nói:
-
Hai câu này đúng ý mà Phụ tử đã nói với ta. Còn các câu sau thế nào?
Lê
Hoàng hậu bàn rằng:
-
Trong rừng sâu có một loại thú dữ một sừng gọi là Tê giác còn có tên là con
Tây. Nay nghe nói người Tây dương theo giúp Phúc Ánh ở Gia Định có lẽ ứng vào
câu năm là "Con thú một sừng gần trở mặt" chăng?
-
Còn câu tiếp theo?
-
Ba câu sau thiếp thật không hiểu là ý thế nào. Nhưng xét cho cùng lời Phu tử đã
lấy gì làm chắc!
Vua
Quang Trung buồn rầu nói:
-
Lần trước Phu tử đoán trong năm ngày ta đã phá quân Thanh, quả nhiên không sai.
Lời Phu tử không thể xem thường. Nhưng việc đang làm ta cứ làm, thành bại là do
trời vậy.
Lê
Hoàng hậu an ủi vua rằng:
-
Việc đánh Phúc Ánh, đàn bà như thiếp cũng biết rằng trăm phần chắc thắng, sao
Phu tử lại bảo là không có điều bình Nam? Thiếp e lần này Phu tử lầm lẫn làm
cho Hoàng thượng phải phiền muộn. Xin Hoàng thượng hãy vào trong cho thiếp hầu
hạ đừng nên lo lắng làm gì.
Vua
vừa đứng lên toan đi theo Lê Hoàng hậu, bỗng quân cận vệ vào báo:
-
Tâu Hoàng thượng, tướng quân Đặng Xuân Phong và tướng quân Võ Đình Tú đang đánh
nhau ở điện Thái tử.
Vua
ngạc nhiên hỏi:
-
Có việc ấy thật sao?
Quân
đáp:
-
Thưa, hai tướng được lệnh Thái tử phải thí võ cho xem nên đánh nhau long trời lở
đất.
Vua
hầm hầm nổi giận lập tức đến điện Thái tử. Đến nơi thấy Võ Đình Tú dùng côn đồng,
Đặng Xuân Phong dùng côn sắt quần nhau chí tử. Thái tử Quang Toản và quan nội
thị Bùi Đắc Tuyên cũng bọn quân hầu vỗ tay reo hò inh ỏi. Vua Quang Trung quát
lên như sấm rằng:
-
Mau dừng tay lại!
Tú
và Phong đang đánh nhau; hoảng hốt quăng côn, mọi người đều quỳ thi lễ. Vua lớn
giọng hỏi Tú và Phong:
-
Hai khanh đều là đại tướng của ta. Đường côn khai quốc lại đem làm trò vui cho
kẻ khác mà không biết thẹn hay sao?
Võ
Đình Tú cúi đầu đáp:
-
Thái tử lệnh cho thần và Đặng tướng quân đấu võ cho người xem, nên chúng thần
không dám không vâng.
Vua
gọi Quang Toản đến hỏi:
-
Vì sao con lại làm việc ấy?
Quang
Toản lúc ấy mới mười tuổi, Toàn vừa chỉ quan nội thị Bùi Đắc Tuyên vừa tâu rằng:
-
Thường ngày cậu theo chơi với con, thấy con phiền muộn cậu bày con gọi tướng
quân Võ Đình Tú và Đặng Xuân Phong đấu võ cho con xem.
Vua
Quang Trung cả giận quát Bùi Đắc Tuyên rằng:
-
Ngươi là cậu ruột của Thái tử nên mới được phong làm quan nội thị trông nom
Thái tử. Sao đã xui Thái tử làm điều xằng bậy khinh dễ công thần tội thật đáng
chết. Quân bay lôi vào chém!
Quang
Toản quỳ khóc van xin:
-
Từ ngày Mẫu hậu mất đi, cậu thay mẹ trông nom lo lắng cho con. Nay Phụ hoàng giết
cậu thì là ai lo cho con. Xin Phụ hoàng tha cho cậu một phen!
Vua
Quang Trung ôm Quang Toản vào lòng nói:
-
Nể tình Thái tử ta tha chết cho nhưng phải đánh hai mươi roi làm gương cho kẻ
khác. Võ sĩ mau thi hành lệnh ta.
Bùi
Đắc Tuyên bị đánh hai mươi roi vào mông lột da chảy máu đau đớn lắm cà nhắc mà
về nhà.
xem tiếp: * Chương 58: Cãi lời cha, Quang Toản tha cậu. - Dối lòng mình, Nguyễn vương giết quân.
xem tiếp: * Chương 58: Cãi lời cha, Quang Toản tha cậu. - Dối lòng mình, Nguyễn vương giết quân.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...