Chúa bảo:
- Do bà mấy mươi năm qua
luôn là người bận rộn, nên sức đã mòn, lực đã kiệt, vì vậy chỉ còn thọ tiếp 2
năm, bà hãy quay về thay đổi cách sống đi.
Sau giấc mơ đó, bà lão đến thẩm mỹ viện
căng da, sửa mũi, cắt mí mắt, hút mỡ bụng... Trên đường trở về nhà, bà bị một
chiếc xe hơi cán chết. Lên đến thiên đàng, gặp Chúa, bà lão hậm hực:
- Ông làm ăn cái kiểu gì vậy? Làm tôi tốn
tiền sửa sang, vỡ hết kế hoạch!
Chúa vò đầu bứt tai:
- Là bà đấy ư? Bà khác trước quá, nên
tôi đã không nhận ra!
== =
= ===
Con người, ai cũng muốn sống thọ, sống
thảnh thơi, sống thư thả, sống thanh thản, nhưng để thực hiện được kết quả như
thế không phải bằng cách "bơm, độn, hút, đắp", cải tạo nhan sắc bên
ngoài như bà lão nói trên mà phải buông bỏ thói quen nghiện ngập cảm xúc từ lối
sống bận bịu thường ngày.
Cái mất mát dễ nhận ra nhất trong cuộc
tranh đấu cho cái gọi là được mất, hơn thua, thành công thất bại, là mưu sinh,
là sinh tồn đó là chúng ta đã tự biến mình trở thành kẻ không có thời gian. Lúc
nào chúng ta cũng bận rộn, đầu tắt mặt tối. Thời gian xoay cho bản thân là
chưng diện cho cái tôi còn lại là công việc thì nói gì đến những người thân
xung quanh.
Kẻ không có thời gian cũng chính là kẻ
không có không gian. Dành hết thời gian cho công việc là chúng ta đã tự thu hẹp
không gian sống của mình. Suốt ngày chúng ta chỉ còn quanh quẩn trong phòng làm
việc, trong chiếc máy tính, trước bàn trang điểm tô tô trét trét, hay trong chiếc
điện thoại bé xíu.
Kẻ không có thời gian và không gian cũng
chính là kẻ không có tự do. Càng bận rộn ta càng giới hạn những mối quan hệ mà
ta thấy không cần thiết; càng thành đạt ta càng lo sợ và tránh xa những bạn bè
mà ta nghĩ có thể sẽ lợi dụng mình; càng có quyền lực với mọi người ta càng bị
tước đi quyền sống chân thật với chính mình.
Cái giá đắt nhất phải trả cho cuộc chạy
theo các giá trị hời hợt bên ngoài, chạy đua kinh tế, chính là sự sa sút trầm
trọng của phẩm chất tâm hồn. Sau mỗi mục tiêu đạt được, chúng ta dễ căng thẳng
và lo lắng hơn, dễ bực tức và nghi ngờ hơn, thiếu trung thực và nhiều chiêu thức
hơn, thiếu cảm thông và nhiều đòi hỏi hơn. Đó là chưa kể đến những cú tuột dốc
không phanh khi thua cuộc, khi thất bại, sự thảm hại lúc nhan sắc tàn phai, khi
những ước mơ tan tành theo mây khói. Nỗi khổ của kẻ chiến bại còn nặng nề hơn nỗi
khổ của kẻ nghèo đói gấp trăm ngàn lần. Bởi đó là nỗi khổ của một gã tài xế
đang ở một con dốc nguy hiểm mà lại mất phanh.
Là con người, dĩ nhiên, ai mà không có
những ước muốn. Thế nhưng, chúng ta đã mắc phải những sai lầm rất lớn trong việc
mong cầu, và vô tình để nó trở thành nguyên nhân chính yếu dẫn tới mọi rắc rối
và khổ đau trong đời. Giờ trách Chúa hay tự trách chính mình đây?