Chương
42: Giấu mẹ hiền, vua Thái Đức bắt giam Nguyễn Lữ. - Cầu Thái hậu, Đặng Văn Long
bắn Tử Cấm Thành.
Nhắc
lại việc Nguyễn Huệ đem quân vào Quy Nhơn đánh vua Thái Đức.
Quân
Nguyễn Huệ vượt ải Hải Vân vào đất Quảng Nam, quân tiền đồn chạy về phi báo
cùng trấn thủ Quảng Nam là Đặng Mộng Kỳ. Kỳ bèn bàn với phó tướng là La Xuân Kiều
rằng:
-
Hoàng thượng bắt giam gia quyến của Bắc Bình Vương và các tướng theo Bắc Bình
Vương ở lại Phú Xuân. Nay Bắc Bình Vương truyền hịch đến đây nói là chỉ kéo
quân vào yêu cầu vua thả con tin chứ không có gì khác. Vậy theo ông ta nên xử
trí thế nào?
La
Xuân Kiều đáp:
-
Hoàng thượng thấy uy đanh của Bắc Bình Vương lừng lẫy, sợ Bắc Bình Vương làm phản
nên mới bắt giam gia quyến làm con tin. Theo tôi nếu Bắc Bình Vương có lòng tạo
phản thì cứ thúc quân mà đánh cần gì phải truyền hịch trước, bọn chúng ta đâu
phải là đối thủ của ông ấy!
Đặng
Mộng Kỳ lại hỏi:
-
Theo ông nay ta nên làm thế nào.
La
Xuân Kiều đáp:
-
Nay ta nên rút quân về Quảng Ngãi với Lê Trung xem thử ý Lê Trung thế nào rồi sẽ
liệu mà xử sự.
Đặng
Mộng Kỳ khen phải bèn bỏ Quảng Nam rút về Quảng Ngãi. Đọc tờ hịch của Bắc Bình
Vương do Đặng Mộng Kỳ trao xong, trấn thủ Quảng Ngãi Lê Trung nói:
-
Bọn chúng ta mà chọi với Bắc Bình Vương khác nào lấy trứng chọi đá. Bắc Bình
Vương là người sống phải nghĩa phải tình ắt là không có ý hại anh, vả lại việc
này do nơi Hoàng thượng mà ra. Vậy chi bằng ta hãy kéo quân về thành Quy Nhơn
nói là đánh không lại Bắc Bình Vương, ắt Hoàng thượng cũng không thể bắt tội ta
được.
Nói
rồi ba người liền bỏ Quảng Ngãi kéo quân về Quy Nhơn.
Vua
Thái Đức ở trong thành Quy Nhơn ngày ấy nghe quân vào báo rằng:
-
Tâu Bệ hạ, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân theo lệnh Bắc Bình Vương đem quân theo
đường Thượng đạo đánh lấy ải Cù Mông. Hiện quân Trần Quang Diệu đã vây kín mặt
Tây Nam.
Quân
do thám mặt Đông về báo:
-
Bắc Bình Vương sai Đô đốc Tuyết và Đô đốc Lộc đem thủy binh vào chiếm cửa biển
Cách Thử và cửa biển Thị Nại uy hiếp mặt Đông.
Vua
Thái Đức còn đang bối rối chợt quân canh lại vào báo:
-
Tướng quân Đặng Mộng Kỳ trấn thủ Quảng Nam và tướng quân Lê Trung trấn thủ Quảng
Ngãi đã kéo quân về thành còn đang đợi mệnh.
Vua
Thái Đức truyền cho vào. Vua quát hỏi:
-
Tại sao giặc đánh tới hai ngươi chưa đánh mà đã lui binh?
Lê
Trung đáp:
-
Tâu Bệ hạ, trước hạ thần đã từng theo Bắc Bình Vương vào Nam đánh Nguyễn nên có
biết tài của ông ấy. Bọn thần không phải là đối thủ của Bắc Bình Vương, nếu chống
nhau với ông ấy chỉ có bại binh mà thôi, ấy là một lẽ. Bắc Bình Vương và Hoàng
thượng là anh em cật ruột, binh tướng chúng ta đều là người một nhà cả đã từng
đồng cam cộng khổ sinh tử có nhau, nay chém giết lẫn nhau máu chảy ruột mềm,
lòng thần không nỡ, ấy là hai lẽ. Vả lại Bắc Bình Vương truyền hịch đi các nơi
rằng chỉ đem binh vào xin Hoàng thượng thả gia quyến mà thôi. Xin Hoàng thượng
hãy thả gia quyến của họ ra để tránh cho trăm họ phải cảnh can qua.
Vua
Thái Đức giận lắm quát hỏi:
-
Ngươi có dám chắc rằng sau khi thả gia quyến, nó không làm phản ta chăng?
Lê
Trung đáp:
-
Nếu Bắc Bình Vương có lòng tạo phản chúng thần xin cam tâm chịu chết.
Vua
Thái Đức thét quân:
-
Quân bay mau bắt giam Lê Trung, Đặng Mộng Kỳ và La Xuân Kiều vào ngục. Sau khi
thả gia quyến mà thằng Huệ không chịu bãi binh thì ta đem ba ngươi làm lễ tế cờ
rồi sẽ xuất quân!
Quân
lôi ba tướng vào ngục xong, lại có tin báo:
-
Tâu Bệ hạ, Bắc Bình Vương đã đem quân vây kín bốn mặt thành. Bắc Bình Vương mời
Bệ hạ lên mặt thành nói chuyện.
Vua
Thái Đức liền nai nịt lên mặt thành. Thấy bốn bên gươm giáo ngời ngời, tinh kỳ
phấp phới, lại thấy Nguyễn Huệ mình mặt giáp trụ, đầu đội kim khôi cưỡi voi trước
trận, vua giận lắm mắng rằng:
-
Thằng phản chúa phụ anh kia, hiện mẹ còn đang ở trong thành mày lại đem quân
vây đánh, thật là phường bất trung bất hiếu. Mày có giỏi thì cứ đánh đi, gọi ta
lên nói chuyện để làm gì.
Nguyễn
Huệ chắp tay nói:
-
Em vì mặc giáp trụ không thể thi lễ được, xin Hoàng huynh miễn chấp. Em kéo
quân đến đây cốt gặp mặt Hoàng huynh để nói một lời, xin Hoàng huynh trao trả
con tin, em lập tức lui binh.
Vua
Thái Đức cười lớn mấy hồi, cười đến rơi nước mắt rồi bảo:
-
Ta biết ngươi có lòng tạo phản nên mới bắt gia quyến làm con tin. Quả nhiên ta
có con tin mà ngươi còn đem quân đánh tới. Nếu ta thả con tin thì ngươi giết
chúa hại anh nào có ngại gì. Ngươi không ngại tiếng đời thì cứ đánh đi, phen
này ta quyết liều mạng với ngươi.
Nói
rồi vua lệnh các tướng canh phòng cẩn mật, súng ống sẵn sàng, cung tên nước sôi
gỗ đá đầy đủ, hễ địch tấn công thì liều chết mà đánh.
Nguyễn
Huệ thấy vua Thái Đức quyết lòng giữ con tin liều chết thủ thành lấy làm lo ngại
lắm.
Đêm
ấy trong đại bản doanh Nguyễn Huệ hết đứng lên lại ngồi xuống rồi đi quanh quẩn
trong phòng thở dài não ruột. Trần Văn Kỷ thấy vậy hỏi:
-
Chúa công có điều lo lắng lắm sao mà nét mặt dàu dàu như thế.
Nguyễn
Huệ buồn rầu đáp:
-
Ta cứ ngỡ đem quân vây thành là Hoàng huynh sợ ta quyết đánh phải thả con tin.
Nào ngờ Hoàng huynh lại càng giữ con tin liều chết cố thủ. Nay việc đã lỡ chỉ
còn cách gọi Nguyễn Lữ về đây mới mong khuyên được Hoàng huynh thả gia quyến của
ta và các tướng ra mà thôi.
Nói
rồi Nguyễn Huệ liền viết thư sai người tâm phúc cấp tốc vào Sài Côn trao cho
Nguyễn Lữ.
* *
*
Nguyễn
Lữ ở thành Sài Côn nhận được thư Nguyễn Huệ, đọc xong Lữ oà khóc lớn nói rằng:
-
Hai anh ta sao lại đến nỗi này.
Đặng
Văn Long thất kinh nói:
-
Việc gì mà nhị sư huynh lại tỏ ra bi thảm thế?
Nguyễn
Lữ vẫn khóc nói:
-
Hoàng huynh bắt giam gia quyến của Bắc Vương huynh và các tướng trong thành Quy
Nhơn. Bắc Vương huynh đem quân vây hãm kinh thành buộc Hoàng huynh phải thả con
tin. Hoàng huynh vì sợ thả con tin rồi Bắc Vương huynh làm phản đánh thành nên
liều chết cố thủ. Nay Bắc Vương huynh viết thư gọi ta về Quy Nhơn vào thành báo
cùng mẹ ta khuyên Hoàng huynh thả hết gia quyến, Bắc Vương huynh sẽ lập tức lui
binh. Ta phải kíp đi ngay.
Đặng
Văn Long nói:
-
Việc này rất nghiêm trọng, tôi cũng phải theo nhị sư huynh về Quy Nhơn mới được!
Nói
rồi Nguyễn Lữ và Đặng Văn Long gọi quan Thái Báo tên là Phạm Văn Tham đến nói:
-
Nay ta và Đặng Văn Long phải về Quy Nhơn hòa giải hai anh ta. Vậy ngươi hãy thay
ta trấn thủ Gia Định Sài Côn, xong việc ta sẽ quay về.
Dặn
dò Phạm Văn Tham xong, Nguyễn Lữ và Đặng Văn Long liền lên ngựa nhắm hướng Bắc
trực chỉ.
Đến
Quy Nhơn ra mắt Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ôm Huệ khóc rằng:
-
Anh Huệ ơi. Vì sao phải đến nông nỗi này?
Nguyễn
Huệ ôm em khóc nói:
-
Hoàng huynh nghi ngờ anh có lòng tạo phản nên bắt giam gia quyến của anh và các
tướng trong thành. Ngự Sử Nguyễn Thung can gián, Hoàng huynh lại giết chết Nguyễn
Thung. Anh bất đắc dĩ phải đem quân vây thành yêu cầu Hoàng huynh thả con tin,
không ngờ Hoàng huynh quyết giữ con tin liều chết cố thủ. Anh vì tình cốt nhục
không thể động can qua. Nay em hãy vào thành báo cho mẹ hay, mẹ sẽ bảo Hoàng
huynh thả con tin, anh kíp kéo quân về hàn gắn tình huynh đệ, cùng lo việc quốc
gia. Việc này chỉ có mình em làm được mà thôi.
Nguyễn
Lữ nghe lời Nguyễn Huệ liền quay đi. Nguyễn Huệ bước theo dặn dò Nguyễn Lữ rằng:
-
Khi vào được thành em chớ để lộ việc báo mẹ hay cho Hoàng huynh biết, nếu không
như thế việc ắt chẳng thành.
Nguyễn
Lữ vâng lời gạt nước mắt mà đi. Nguyễn Lữ một mình một ngựa đến trước cổng
thành gọi lớn:
-
Quân bay mau vào báo cùng Hoàng thượng có ta là Đông Định Vương Nguyễn Lữ xin
vào yết kiến.
Quân
canh vào báo cùng vua Thái Đức. Vua đích thân lên mặt thành xem xét, thấy quả
nhiên Nguyễn Lữ đứng dưới thành không quân không tướng. Vua bèn truyền mở cổng
thành rồi đích thân xuống dưới thành đón Nguyễn Lữ. Anh em gặp mặt ôm nhau mà
khóc. Tướng sĩ trông thấy đều bùi ngùi rơi lệ. Vua Thái Đức hỏi Nguyễn Lữ:
-
Nay em nghe lời Nguyễn Huệ đến gặp anh có gì để nói.
Lữ
quỳ lạy đáp:
-
Em trấn thủ Sài Côn Gia Định, nghe hai anh có việc bất hòa, dấy cuộc binh đao
lòng đau như cắt vội vã về đây dập đầu can gián. Xin hỏi Hoàng huynh, anh Huệ
là người trung nghĩa dày công hạn mã giúp Hoàng huynh dựng nên nghiệp lớn, sao
Hoàng huynh lại bắt giam gia quyến làm con tin.
Vua
Thái Đức liền hỏi:
-
Nó là người trung nghĩa sao kéo quân vây thành phản chúa phụ anh?
Nguyễn
Lữ đáp:
-
Anh Huệ bảo em xin Hoàng huynh hãy thả con tin anh ấy sẽ lui binh.
Vua
Thái Đức đang nước mắt dầm dề bỗng cười to nói:
-
Em thật thà nghe lời lừa phỉnh của nó. Ta có con tin nó còn đem quân vây thành.
Nếu thả con tin nó bốn mặt công thành thì làm thế nào? Em hãy về bảo nó lập tức
lui binh trước, ta sẽ thả con tin sau.
Nguyễn
Lữ nghĩ thầm rằng: Anh Huệ lui quân, Hoàng huynh cho rằng giữ con tin là kềm chế
được anh Huệ thì lại càng không thả con tin, vậy mối bất hòa này bao giờ mới dứt.
Chi bằng ta báo mẹ là hơn. Nghĩ xong bèn nói:
-
Anh Huệ đã quyết ý chưa có gia quyến thì nhất định chẳng lui binh dù em có nói
thế nào cũng không lay chuyển được. Vậy em xin vào vấn an mẹ, việc này do hai
anh tự xử với nhau vậy.
Nói
xong dợm bước toan đi. Vua Thái Đức quát:
-
Quân bay mau bắt Nguyễn Lữ lại cho ta.
Võ
sĩ vâng lệnh bắt Nguyễn Lữ trói lại dưới thềm.
Lữ
ngạc nhiên hỏi:
-
Em có tội gì?
Vua
Thái Đức đáp:
-
Nếu em vào gặp mẹ cho mẹ biết việc này ắt mẹ sẽ buộc ta thả con tin ra. Khi ấy
nó đánh thành thì ta lấy gì chống đỡ. Bởi vậy anh tạm giam em, khi nào thằng Huệ
lui binh anh sẽ thả em ra.
Nguyễn
Lữ bị võ sĩ lôi đi nói với lại rằng:
-
Em chỉ vào vấn an mẹ, không nói tới việc này.
Vua
Thái Đức đáp:
-
Em thật thà không lường được bụng dạ thằng Huệ. Việc ấy lấy gì làm chắc.
Nguyễn
Lữ khóc rống lên rằng:
-
Hoàng huynh ơi! Anh đã lầm rồi!
Vào
ngục rồi Nguyễn Lữ cứ ngồi khóc mãi không thôi.
Thấy
vua Thái Đức bắt giam Nguyễn Lữ rồi, thái giám Vũ Tâm Can nhủ thầm rằng, nay ta
báo tin này cho Nguyễn Huệ, chắc chắn Huệ sẽ hạ lệnh đánh thành. Anh em nó tàn
hại lẫn nhau là ta đã báo được thù cha rồi vậy.
Đêm
ấy Vũ Tâm Can quấn thư quanh thân tên rồi lén lên mặt thành nhắm vào quân Nguyễn
Huệ mà bắn. Quân bắt được thư đem vào dâng lên Nguyễn Huệ. Huệ đọc xong bèn hội
các tướng nói:
-
Nguyễn Lữ để lộ việc báo tin cho mẹ nên đã bị Hoàng huynh bắt giam. Mẹ ta tuổi
đã già ở mãi trong cung, Hoàng huynh lại chẳng cho ai vào, thành ra mẹ ta không
hề hay biết việc Hoàng huynh bắt giam gia quyến và ta đã đem binh vây thành. Chỉ
có cách báo mẹ ta hay mới giải quyết được việc này. Vậy ai có kế gì chăng?
Mưu
sĩ Trần Văn Kỷ và các tướng còn đang suy nghĩ thì Đặng Văn Long bước ra nói:
-
Hạ thần có một kế có thể báo được cho Thái hậu.
Nguyễn
Huệ liền hỏi:
-
Kế thế nào?
Long
đáp:
- Ở
gần phía Đông Nam thành có một hòn núi tên là núi Long Cốt. Ở trong thành có một
vòng thành nhỏ gọi là Tử Cấm Thành để cho Hoàng thượng và Thái hậu ở. Núi Long
Cốt cao hơn mặt thành chừng mươi trượng, thần xin đem vài khẩu đại bác đặt trên
đỉnh núi Long Cốt thì chắc chắn tầm đạn bắn đến Tử Cấm Thành. Thái hậu nghe
súng nổ đạn bay ắt phải dò cho ra lẽ, thì lo gì việc không thành.
Nguyễn
Huệ cả mừng khen rằng:
-
Đặng Văn Long thật trí dũng song toàn, kế này rất hay. Nhưng e rằng đạn lạc ngộ
nhỡ mẹ ta và Hoàng huynh có mệnh hệ nào thì hối không kịp.
Đặng
Văn Long đáp:
-
Hạ thần trấn thủ Gia Định nghe Phúc Ánh lẩn trốn ở Xiêm La Quốc đang cầu viện
quân Pháp Lang Sa định ngày trở lại, nên đã cùng quân sĩ ngày đêm luyện tập bắn
súng đại bác không sai lệch bao giờ. Thần đem đại bác lên núi Long Cốt chỉ nhắm
vào mặt thành của Tử Cấm Thành mà bắn. Dinh thự nhà cửa sẽ không hề hấn gì, xin
đại sư huynh chớ ngại. (Lúc bấy giờ đạn đại bác không có sức nổ công phá. Đạn
chỉ bay đến mục đích như một cục sắt mà thôi).
Nguyễn
Huệ nói:
-
Nếu vậy thì ta theo cách ấy mà làm. Phen này tứ sư đệ đã cứu ta rồi đó.
Đặng
Văn Long kéo đại bác lên núi Long Cốt hướng nòng súng vào Tử Cấm Thành, ngắm
nghía xong Văn Long sai quân nạp đạn nhồi thuốc mà bắn.
Bà
Thái hậu đang ở trong cung bỗng nghe súng nổ ầm ầm, đạn bay lên mặt Tử Cấm
Thành tới tấp.Thái hậu sợ hỏi a hoàn:
-
Con ta Đông Định Vương Nguyễn Lữ đang trấn thủ Gia Định, Bắc Bình Vương Nguyễn
Huệ đang trấn thủ Phú Xuân, vậy ở thành Quy Nhơn giặc nào đánh tới.
A
hoàn tâu:
-
Thưa Thái hậu chúng con không được rõ.
Thái
hậu bảo:
-
Hãy mau đưa ta sang ngự điện hỏi vua xem.
Bọn
a hoàn dìu Thái hậu ra ngoài, gặp lính tuần canh, Thái hậu hỏi:
-
Giặc từ đâu đánh tới. Vua hiện đang ở nơi nào?
Quân
canh đáp:
-
Bắc Bình Vương đem quân vây thành đã mấy tháng. Nay Bắc Bình Vương kéo đại bác
nơi núi Long Cốt bắn vào Tử Cấm Thành.
Thái
hậu thất kinh liền vội vã vào ngự điện, gặp vua Thái hậu vừa khóc vừa hỏi:
-
Thằng Huệ đem quân vây thành đã mấy tháng sao con không cho mẹ hay.
Vua
Thái Đức thất kinh quỳ lạy đáp:
-
Thưa Thái hậu, con sợ mẹ không vui nên không dám nói.
Thái
hậu lại hỏi:
-
Vậy thì cớ gì nó lại đem quân vây thành?
Vua
không dám giấu đáp:
-
Con sợ thằng Huệ làm phản nên bắt giam gia quyến của nó và các tướng ở Phú Xuân
làm con tin. Quả nhiên nó làm phản đem quân đánh tới.
Thái
hậu nổi giận quát:
-
Thảo nào mà mày giấu nhẹm không cho ta hay. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn,
việc này do nơi lòng đố kỵ của ngươi gây ra đó. Nếu nó có lòng phản chúa phụ
anh thì cứ bắn cho vỡ Hoàng đế thành rồi xua quân đánh giết việc gì phải kéo đại
bác lên núi Long Cốt bắn đến Tử Cấm Thành làm chi. Ta chắc là nó mượn súng đại
bác để báo tin cho ta hay vậy.
Vua
Thái Đức thấy mẹ giận không dám mở miệng chỉ cúi mặt làm thinh. Thái hậu bảo:
-
Giờ ta lên mặt thành gặp nó, mày hãy mau vào ngục đưa Quang Toản lên mặt thành
ngay.
Vua
Thái Đức khóc nói:
-
Con xin vâng lời mẹ dạy.
Thái
hậu chống gậy lên đứng trên mặt thành. Đặng Văn Long trông thấy liền bảo quân:
-
Thái hậu đã đến rồi, mau ngừng bắn.
Nguyễn
Huệ lúc ấy đang cưỡi ngựa trước trận trông thấy mẹ đứng trên mặt thành mà khóc
thì thất kinh hồn vía liền quăng gươm xuống ngựa, lột bỏ nón kim khôi, cởi luôn
giáp trụ khấu đầu mà lạy rồi gào lớn lên rằng:
-
Con bất hiếu xin cúi đầu chịu tội!
Lúc
ấy vua Thái Đức vừa dẫn Nguyễn Lữ và con Nguyễn Huệ là Quang Toản mới vừa năm
tuổi lên mặt thành đứng cạnh Thái hậu. Quang Toản ngây thơ kêu lớn:
-
Cha ơi. Sao không về với con?
Vua
Thái Đức vừa khóc vừa nói:
-
Nồi da xáo thịt sao em đành lòng!
Nguyễn
Huệ dưới thành ngửa mặt nhìn lên, lệ tuôn lã chã nói vọng lên rằng:
-
Xin mẹ và Hoàng huynh tha cho đại tội. Bởi tại trời cao xui nên nghịch cảnh, chứ
em nào có lòng phản chúa phụ anh.
Quân
tướng hai bên trông thấy cảnh này không ai là không rơi nước mắt. Nguyễn Huệ đứng
lên quay lại bảo quân:
-
Truyền lệnh ta lập tức lui binh.
Nguyễn
Văn Tuyết hỏi:
-
Hoàng thượng chưa thả con tin, sao Chúa công đã vội lui binh?
Huệ
đáp:
-
Việc này ngươi không phải lo, đã có mẹ ta ở đó.
Trên
mặt thành Thái hậu bảo vua Thái Đức:
-
Con còn chờ gì mà không thả con tin ra.
Vua
Thái Đức vâng lời thả hết gia quyến. Nguyễn Huệ và các tướng đem gia quyến lặng
lẽ rút binh về Phú Xuân. Trước khi đi Nguyễn Huệ gọi Đặng Văn Long đến bảo:
-
Nhờ trí dũng của tứ sư đệ đã hòa giải được mối bất hòa của anh em ta. Vậy Văn
Long hãy mau theo Nguyễn Lữ vào trấn đất Gia Định đề phòng Nguyễn Phúc Ánh rước
ngoại xâm về giày xéo nước ta.
Đặng
Văn Long đáp:
-
Nay hạ thần không thể vào Gia Định được nữa.
Huệ
hiểu mà vẫn hỏi:
-
Vì sao?
Long
đáp:
-
Hoàng thượng vâng lời Thái hậu mà phải cùng Đại sư huynh giảng hòa, nhưng trong
lòng vẫn còn uất hận vì uy quyền bị bất phục. Nếu thần về Gia Định e Hoàng thượng
không dung. Xin Đại sư huynh cho thần theo về Phú Xuân mới được vẹn toàn.
Nguyễn
Huệ thở dài:
-
Nguyễn Lữ là người thật thà, nếu không có Văn Long trợ giúp e rằng Nguyễn Lữ
không phải là đối thủ của Nguyễn Phúc Ánh.
Văn
Long nói:
-
Việc đến nước này chẳng thể khác được. Vả lại theo phò Đông Định Nhị sư huynh
còn có Thái Bảo Phạm Văn Tham cũng là người tài trí. Nếu sau Phúc Ánh có rước
giặc ngoài về ta sẽ liệu sau.
Nguyễn
Huệ không biết làm thế nào đành để Đặng Văn Long theo về Phú Xuân.
Nguyễn
Huệ rút quân đi rồi, vua Thái Đức liền sai quân thả La Xuân Kiều và Đặng Mộng Kỳ
về trấn thủ Quảng Nam, Lê Trung về trấn thủ Quảng Ngãi. Phần Nguyễn Lữ vì khóc
nhiều quá đến nỗi máu tuôn theo nước mắt, hai mắt sưng vù nên phải tĩnh dưỡng
chờ khi lành bệnh mới vào Gia Định.
Lúc
các tướng La Xuân Kiều, Đặng Mộng Kỳ và Lê Trung vào bái biệt lên đường, vua
Thái Đức say khướt vừa cười vừa khóc bảo:
-
Ai đã đựng cờ khởi nghĩa cứu dân, dựng nên cơ nghiệp. Các ngươi được như ngày
nay là nhờ ai? Vậy mà em ta nó đã phản ta rồi!
La
Xuân Kiều, Đặng Mộng Kỳ và Lê Trung cùng khóc lạy rồi ra đi.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...