Chương
11: Sông Lại Dương, cha con Tôn Thất Hương tận trung bỏ mạng. - Núi Thạch Tân,
anh em Lý Tài tàn sát hàng quân.
Tôn
Thất Hương đóng quân ở bờ Nam sông Lại Dương, có quân vào báo:
-
Thưa tướng quân, chủ tướng Tây Sơn là Nguyễn Nhạc sai người dâng thư cho tướng quân.
Hương
xem xong thư mừng rỡ cười lớn rằng:
-
Nguyễn Nhạc quả nhiên trúng kế, phen này ta sẽ đốt quân mai phục của chúng
trong núi Bích Kê và Lại Khánh thành tro bụi cho chúng biết tài dụng binh của
ta.
Tôn
Thất Đính tò mò hỏi:
-
Trong thư giặc nói gì mà cha tỏ ra vui mừng thế?
Hương
đáp:
-
Nguyễn Nhạc xin mỗi ngày nộp mười con thú rừng, trong mười ngày sẽ đủ số thú rừng.
Mười ngày sau một trăm con thú này sẽ thay ta đốt phục binh của chúng ở hai hòn
núi kia vậy.
Tôn
Thất Chính kính cẩn hỏi:
-
Xin cha giảng giải rõ hơn, chúng con vẫn còn chưa hiểu.
Tôn
Thất Hương dẫn hai con ra ngoài doanh trại, gọi quân mang đến một con ngựa, có
một cái hòm bằng gỗ được đặt vừa vặn, nai nịt cẩn thận trên lưng ngựa. Đến gần
con ngựa đó, Hương nói:
-
Các con cứ cho đây là một con thú rừng. Trong chiếc hòm này đựng đầy than củi
đang cháy, dưới than lửa lót một lớp tro cho khỏi nóng lưng thú. Ta cho đại
binh tiến sát bìa rừng rồi thả chúng ra khỏi cũi, thú rừng ắt phải chạy vào rừng.
Mùa này cây lá khô trong rừng chồng chất lên nhau, gặp một mồi lửa tức khắc
bùng cháy, khi ấy đường đèo và hai ngọn núi kia sẽ biến thành biển lửa. Các con
hiểu chưa?
Vỡ
lẽ, Tôn Thất Đính mừng rỡ nói:
-
Ngược hướng gió mà vẫn đánh được hỏa công, cổ kim chưa từng nghe nói. Cha thật
là thần cơ diệu toán!
Nói
rồi ba cha con hớn hở vào dinh.
oOo
Ba
hôm sau, Nguyễn Huệ đem năm ngàn quân tiến đánh. Quân vào phi báo, Tôn Thất
Hương liền nai nịt cầm thương lên ngựa cùng hai con ra chiến trận. Đợi quân Tây
Sơn vào vừa tầm tên, Hương ra lệnh cho quân xạ tiễn. Binh Nguyễn triều bắn tên
ra như mưa, Nguyễn Huệ lệnh cho ba quân khom mình cầm khiên che tên cứ thế tiến
lên. Hương bảo Tôn Thất Đính:
-
Con mau dẫn một ngàn kỵ binh chuẩn bị giáp chiến, cha sẽ cho binh bộ tiếp ứng.
Bọn giặc này quả nhiên liều lĩnh, có năm ngàn quân mà dám tấn công vào đại binh
của ta.
Tôn
Thất Đính vâng lệnh đi ngay. Hai bên giáp chiến hò reo vang dậy góc trời. Quân
Tây Sơn đốt đuốc tung hỏa hổ, kỵ binh Nguyễn triều dính nhựa hỏa hổ, người ngựa
đều bị cháy bỏng, hỗn loạn quay đầu mà chạy. Tôn Thất Đính ngăn cản không xuể,
giận lắm một mình thúc ngựa xông lên, bị Nguyễn Huệ bắn cho một mũi tên nhằm giữa
trán té nhào xuống ngựa chết tươi. Tôn Thất Hương thấy con chết thảm lòng đau
như cắt, cố cầm nước mắt hối Tôn Thất Chính:
-
Con mau dẫn hậu quân lui về bờ Bắc Lại Dương Giang. Cha cầm trung quân chặn giặc
rồi sẽ từ từ mà lui.
Nói
rồi nghiến răng vung thương thúc quân xông lên. Quân Nguyễn triều vừa xáp tới gần
đã bị quân Tây Sơn tung hỏa hổ đốt, vội vàng cởi áo quăng gươm mà chạy, tiếng
gào khóc vang lên thảm thiết. Tôn Thất Hương liệu bề không chống nổi liền thúc
ngựa chạy theo. Phút chốc đuổi kịp hậu quân Tôn Thất Chính, cùng gặp nhau ở bờ
Nam sông Lại Dương Giang, Hương nói:
-
Không biết chúng dùng thứ vũ khí gì, lửa từ trong ống tuôn ra đốt quân ta không
kịp trở tay không kịp. Con hãy cho thương binh bị lửa đốt vượt sông chạy trước.
Ta mau rút về giữ đèo Thạch Tân, nếu chúng đuổi theo thì lấy gỗ đá lăn xuống,
chứ giữa chiến trường mà đánh thì dù thiên binh vạn mã cũng phải bại binh!
oOo
Khi
quân Nguyễn triều thua chạy, Nguyễn Huệ lệnh cho quân không được đuổi theo. Vũ
Văn Dũng hỏi:
-
Sao sư huynh không cho quân thừa thắng đuổi theo?
Nguyễn
Huệ ngậm ngùi chỉ thây quân Nguyễn nói:
-
Binh triều lớp chết lớp bị thương ước nửa vạn người. Vì sự đấu tranh mà phải
chém giết lẫn nhau, nhưng xét cho cùng đều chung dòng giống cả. Thấy tình cảnh
thế này Dũng không xót dạ sao?
Vũ
Văn Dũng cúi đầu thưa:
-
Sư huynh thật dũng lược vượt xa Hạng Võ, nghĩa nhân trội hẳn Lưu Bang. Trước tấm
lòng đại đức của sư huynh, Văn Dũng thấy mình nhỏ mọn lắm thay.
Huệ
trầm tư nói:
-
Giữa trận chiến phải hết lòng giết giặc để giành chiến thắng, giữ mạng sống cho
mình ấy là điều tự nhiên của lẽ sinh tồn. Nhưng nếu thế không bị buộc thì đừng
nên sát hại sinh linh - Rồi Huệ ngửa mặt lên trời khấn rằng - Lạy trời cho Trần
Quang Diệu mở đập nước ở thượng nguồn khi quân Nguyễn triều chưa kịp vượt sông!
Vừa
lúc ấy Nguyễn Nhạc dẫn đại binh đến hỏi Huệ rằng:
-
Sao em không thừa thắng đuổi theo quân địch mà lại dừng quân ở đây?
Huệ
vòng tay đáp:
-
Thưa đại huynh, binh Nguyễn triều không thể nào vượt khỏi Lại Dương Giang, ta
chia ba cánh bao vây ắt địch phải cùng đường. Nếu chúng cởi giáp quy hàng, xin
đại huynh dung nạp cho rõ ràng đại nghĩa của ta.
Nguyễn
Nhạc cười bảo:
-
Ta năm ấy cũng vì thương kẻ cùng đường mới đưa dân lên vùng Tây Sơn Thượng, thì
điều này ta há chẳng biết ư? Vả lại trong quân lệnh có điều cấm giết hàng quân.
Ta là chủ tướng lại phạm vào quân lệnh hay sao?
Rồi
quay lại ba quân, Nhạc nói:
-
Các ngươi cùng ta đánh đổ binh triều, trừ diệt Phúc Loan, đem lại áo ấm cơm no
cho cha mẹ vợ con gia quyến của các ngươi. Trong quân Nguyễn triều kia biết đâu
chẳng có họ hàng của các ngươi trong đó. Nay ta bảo các ngươi, nếu địch bỏ khí
giới không kháng cự thì các ngươi nên mở lượng hiếu sinh, chớ giết người vô tội.
Ba
quân cùng quỳ xuống thưa:
-
Vua trời đại đức. Chúa công đại đức. Chúng tôi một dạ vâng lời!
Nguyễn
Nhạc liền hạ lệnh tiến quân.
oOo
Khi
ấy Trần Quang Diệu ở thượng nguồn sông Lại Dương Giang thấy lửa cháy ngút trời ở
hạ lưu, lại nghe cả tiếng la hét, trống trận dập dồn liền truyền lệnh phá đập.
Gặp lúc Tôn Thất Chính dẫn thương binh ra đến giữa sông, nước sông lúc ấy cạn
không quá gối, quân bị bỏng nằm lăn dưới nước để dập lửa và cho đỡ nóng. Bỗng
nước và gỗ cây tuôn xuống ầm ầm như thác đổ, quân Nguyễn triều bị cây bừa nước
cuốn, người ngựa không còn một mạng!
Tôn
Thất Hương ở trên bờ nhìn thấy con mình bị chết trong dòng nước bạc, như dao cắt
ruột không dằn được nỗi đau hét lên một tiếng: Con ơi! Rồi té nhào xuống ngựa.
Tả
hữu đỡ dậy, thấy quân Tây Sơn đã bao vây ba mặt, còn sau lưng nước đổ ầm ầm, ba
quân đều vứt giáo xin hàng. Tôn Thất Hương khóc rằng:
-
Con ta một đứa chết xác bị cháy thành tro, một đứa chết thây làm mồi cho cá,
còn ta bị vây bốn mặt cùng đường. Nhà ta mấy đời đều làm khanh tướng, ta chỉ có
chết đi để trọn nghĩa trung thần, vẹn tình phụ tử chứ còn sống trên đời làm chi
nữa!
Nói
xong rút gươm toan tự vẫn, bỗng sực nhớ điều gì liền quăng gươm đi về phía Nguyễn
Nhạc quỳ nói:
-
Tôi là tướng bại binh xin tướng quân thương tình tha cho tội chết.
Vũ
Văn Nhậm thị oai nạt rằng:
-
Đây là chúa công của Tây Sơn ta, sao ngươi dám gọi là tướng quân?
Tôn
Thất Hương sợ hãi dập đầu lạy thưa:
-
Bại tướng không biết là Chúa công. Xin Chúa công tha cho tội chết!
Nguyễn
Nhạc cười lớn hỏi:
-
Ngươi là đại tướng của chúa Nguyễn lại tham sống sợ chết đến thế sao? Ngươi dập
đầu xin tha mạng nhưng bình sinh ta rất khinh ghét hạng người này.
Tôn
Thất Hương vội đứng dậy nói:
-
Tôi không phải kẻ tham sanh úy tử, lúc nãy đã định liều mình trả nợ quân vương.
Nhưng nhìn thấy Chúa công tai to mặt lớn, tay dài quá gối tướng mạo phi phàm
đúng là chân mệnh đế vương. Vả lại trong quân của Chúa công có kẻ kỳ tài bày ra
trận đất lửa phía trước, trận nước phía sau thì nghiệp cả ắt thành. Nay được thấy
dung nhan của Chúa công trong lòng đã thoả nguyện. Xin Chúa công cho biết vị
nào đã bày kế đánh trận này, cho tôi được diện kiến thì dù Chúa công có giết
cũng chẳng ân hận gì.
Nguyễn
Nhạc chỉ Nguyễn Huệ cười nói:
- Ấy
chính là em của ta, tên Nguyễn Huệ. Ngươi hãy xem thử tướng mạo em ta thế nào?
Tôn
Thất Hương đăm đăm nhìn Nguyễn Huệ như quan sát tướng mạo rồi bất ngờ nhảy đến
rút dao ngắn giấu trong người đâm Nguyễn Huệ. Huệ ngồi trên lưng ngựa vung chân
đá một cước, Hương ngã nhào xuống đất. Hô quân trói lại, Nhạc hỏi:
-
Cớ sao ngươi lập kế xin hàng rồi mưu giết em ta?
Tôn
Thất Hương trợn mắt mắng:
-
Ta muốn giết tên này để trừ mối nguy cho xã tắc. Nhà ta mấy đời khanh tướng lẽ
đâu lại hàng lũ giặc cướp như ngươi sao!
Nói
xong đập đầu xuống đất mà chết! Trương Văn Hiến thương xót nói:
-
Tôi thường nghe nói Tôn Thất Hương là người tín nghĩa. Nay đến lúc chết còn lo
trừ hại cho chúa, thật là một đấng trung thần. Xin Chúa công cho mai táng tử tế
tỏ rõ lòng tôn trọng người trung nghĩa của ta.
Nguyễn
Huệ xuống ngựa, nhẹ nhàng đưa tay vuốt mặt Hương, nhưng mắt Hương vẫn mở trừng
trừng. Thấy vậy Huệ nói:
-
Tướng quân có cái lý trung với vua, tôi có cái lý hiếu với dân. Tuy rằng chí hướng
khác nhau nhưng nghĩa khí của tướng quân, tôi một lòng tôn kính, thì vì đâu mà
còn oán giận nhau đến thế!
Huệ
vừa nói dứt lời, mắt Hương liền nhắm lại. Nguyễn Nhạc sai người lo hậu sự theo
lễ công hầu, rồi sai Huệ, Dũng làm tiên phong, tự mình kéo đại binh dẫn theo
quân sư Trương Văn Hiến, Vũ Văn Nhậm, Võ Đình Tú thừa thắng ra đánh phủ Quảng
Ngãi.
oOo
Nói
về Lý Tài và Tập Đình đem quân vào cửa biển An Giũ (cửa Hoài Hương, Bình Định
ngày nay) thấy lửa cháy ở bờ Nam sông Lại Dương bèn men theo bờ Bắc kéo quân ra
tiến sát chân núi Thạch Tân. Quân Nguyễn trong các chòi canh trên đèo nói với
nhau rằng:
-
Tướng quân Tôn Thất Hương đem ba vạn quân đuổi giặc Tây Sơn chạy vào Quy Nhơn rồi.
Ta ở đây bình an vô sự mà ăn ngon ngủ yên.
Nói
rồi mạnh ai nấy lăn ra ngủ. Lý Tài sai quân lặng lẽ đến bên chòi canh giết hết
quân canh. Quân Nguyễn trong đồn trên đỉnh đèo không hề hay biết. Quân Lý Tài
bí mật vây đồn hò hét xông vào. Quân Nguyễn trong lúc ấy mất vía lũ lượt ra
hàng. Lý Tài và Tập Đình bèn sai quân giết hết cả đi. Quân chết hàng mấy trăm
người thây chất thành đống.
Nguyễn
Huệ và Vũ Văn Dũng cầm quân tiên phong đến đèo Thạch Tân, thấy quân Nguyến chết
thây nằm rải rác, doanh trại trên đỉnh đèo cờ Tây Sơn bay phấp phới, Huệ vui mừng
bảo Dũng:
-
Tập Đình, Lý Tài đã chiếm đèo Thạch Tân, anh em ta mau lên ấy xem sao.
Đi
gần đến doanh trại lại thấy vài trăm xác quân Nguyễn chất thành đống, Nguyễn Huệ
sắc mặt hầm hầm nói:
-
Hai tên tướng Tàu này thật là vô đạo, giết người không biết gớm tay.
Vũ
Văn Dũng can Huệ:
-
Trong lúc đánh nhau giết quân địch là lẽ thường tình, sao sư huynh gọi người ta
là vô đạo?
Huệ
cắt nghĩa rằng:
-
Từ dưới chân đèo đi lên thây nằm rải rác là người chết trong lúc đánh nhau. Còn
gần doanh trại thây nằm thành đống là phường khát máu tàn sát hàng quân, chốc nữa
hỏi Lý Tài nếu không phải thế thì Dũng chớ gọi ta là sư huynh.
Vừa
lúc ấy Lý Tài và Tập Đình nghe quân báo có quân Tây Sơn kéo đến liền ra nghênh
đón. Nguyễn Huệ chỉ tay vào đống thây người hỏi:
-
Tướng quân thật tài tình, đánh như thế nào mà giết địch nhiều thế?
Lý
Tài mỉm cười tự đắc nhưng giả vờ khiêm tốn nói:
-
Tôi được lệnh Chúa công đem thủy quân vào cửa bể An Giũ, rồi án binh bất động,
khi thấy lửa ở bờ Nam sông Lại Dương liền tiến đánh đèo Thạch Tân. Quân giữ đèo
ỷ lại đại quân Tôn Thất Hương còn ở phía trước nên không đề phòng. Bị đánh bất
ngờ và thấy quân của tôi mười phần oai dũng vội quăng khí giới xin hàng. Tôi liền
cho giết sạch.
Vũ
Văn Dũng nghe Lý Tài nói xong mới vỡ lẽ lời của Nguyễn Huệ là đúng, Dũng giận lắm
cao giọng hỏi:
-
Quân lệnh của Tây Sơn ta là không giết hàng quân. Tại sao ngươi đem cả mấy trăm
quân giết hết cả đi?
Tập
Đình đứng cạnh Lý Tài nghe Dũng hoạnh hoẹ quân mình liền lớn tiếng nói:
-
Ngươi là gì mà dám bắt bẻ bọn ta. Nếu nói về quân lệnh hãy chờ Chúa công đến
đây sẽ hay, ta không việc gì phải tâu bẩm với hạng vô danh tiểu tốt như các
ngươi.
Nghe
Tập Đình buông lời vô lễ, Văn Dũng bừng bừng nổi giận giơ đao chỉ mặt mắng rằng:
-
Ngươi bảo ai là vô danh tiểu tốt. Bọn ngươi không còn đất sống vào lạy lục Chúa
công ta xin nương nhờ nơi ở, bố thí miếng ăn, lại dám nói đại tướng quân Nguyễn
Huệ em của Chúa công ta là vô danh tiểu tốt ư! Để ta chém hai ngươi trả thù cho
sinh linh vô tội.
Tập
Đình nghe Dũng nói, ngạo mạn cười vang:
-
Ngươi tài cán gì mà đòi chém ta. Bọn ta dù thất thế cũng là đại tướng của Thiên
triều. Ngươi hãy quăng đao đi kẻo ăn năn không kịp.
Văn
Dũng giận điên người cầm đại đao toan xông đến. Huệ ngăn lại, rồi tiến lên chỉ
Lý Tài nói:
-
Ngươi thì mắt lươn, môi mỏng, lưỡng quyền cao. Ấy là gương mặt của hạng người
nham hiểm - Rồi Huệ quay sang Tập Đình – Còn ngươi thì mày xếch mắt cú vọ, miệng
thì vêu, hàm có ngạnh là gương mặt của kẻ hung tàn. Nay ta quyết giết hai ngươi
để trừ hại cho dân Nam ta. Nếu cả hai ngươi cùng một lúc mà đỡ được một nhát
đao của ta thì mới là đại tướng của Thiên triều.
Nguyên
Nguyễn Huệ lúc thường tiếng nói ngân như chuông, khi nổi giận thì tiếng nói rền
như sấm. Lý Tài và Tập Đình nghe giọng Huệ nói xong thì tâm thần bất định, lại
thấy tia mắt như chớp quét sang thì cúi đầu bủn rủn tay chân. Huệ cho ngựa từ từ
đi đến rồi hoành đại đao một vòng toan chém. Lý Tài và Tập Đình cả sợ, nhưng việc
đã lỡ đành miễn cưỡng đưa đao chống đỡ. Bỗng nghe quân hô vang:
-
Chúa công đến! Chúa công đến!
Nguyễn
Huệ liền dừng đao xuống ngựa ra mắt Nguyễn Nhạc. Lý Tài và Tập Đình cúi đầu thi
lễ rồi nói lớn:
-
Xin Chúa công xét xử. Tôi vâng lệnh Chúa công đánh chiếm đèo Thạch Tân. Tướng
quân Nguyễn Huệ vừa đến định giết chết anh em tôi.
Nguyễn
Nhạc ngạc nhiên gọi Huệ hỏi:
-
Vì sao lại có chuyện ấy?
Huệ
giận lắm nhưng cố nén đáp lời anh rằng:
-
Thưa đại huynh, quân lệnh của ta là không được giết hàng quân, mà Lý Tài và Tập
Đình đem mấy trăm hàng quân giết sạch chất thây nằm thành đống. Thưa đại huynh
hai tên này là người vô đạo, cho nên em mới quyết định giết đi trước là trừ hoạ
cho dân, sau là thi hành quân lệnh, xin đại huynh minh xét.
Nhạc
hỏi:
-
Sao em biết Lý Tài giết hàng quân?
Huệ
chỉ mặt Lý Tài nói:
-
Thưa đại huynh, điều này chính do miệng Lý Tài nói ra lúc nãy.
Nhạc
quay sang hỏi Lý Tài:
-
Xin hỏi Lý tướng quân điều ấy có không?
Lý
Tài sợ hãi đáp:
-
Thưa Chúa công, xác quân Nguyễn đều chết trong lúc đánh nhau, nhưng khi tướng
quân Nguyễn Huệ hỏi, tôi có ý tự đắc nói rằng quân Nguyễn thấy chúng tôi oai
phong nên sợ hãi đầu hàng cả. Huệ tướng quân lại hỏi: Thế hàng quân đâu? Tôi chẳng
biết trả lời thế nào đành đáp rằng: Giết hết cả rồi! Chỉ vì tôi có ý kiêu căng
nói quá sự thật, chứ chẳng phải phạm vào quân lệnh, giết hết hàng quân. Xin
Chúa công tha cho tội đại ngôn.
Huệ
thấy Lý Tài tráo trở giận quá chỉ mặt mắng:
-
Tội của ngươi không phải là đại ngôn mà là cuồng ngôn loạn ngữ, dám lừa dối cả
anh ta. Xin đại huynh cho đem vài tên quân của Lý Tài đến tra xét thì sẽ rõ thực
hư.
Nguyễn
Nhạc liền xua tay nói:
-
Thôi, thôi! Chẳng qua là Lý Tài trong lúc phấn chấn nói lời phóng đại mà thôi,
ta bỏ qua chuyện này không phải tra xét làm gì.
Nghe
Nhạc nói, Huệ tỏ ý thất vọng, rồi cương quyết thưa:
-
Thưa đại huynh, quân lệnh nghiêm minh mới thành ra quân kỷ. Việc này phải làm
cho ra lẽ để làm gương cho kẻ khác.
Nhạc
hạ giọng bảo Huệ:
-
Nếu truy xét mà Lý Tài và Tập Đình không phạm quân lệnh thì em mang tội vu khống
người vô tội đấy!
Huệ
vẫn khăng khăng:
-
Nếu đúng vậy em xin chịu tội.
Nhạc
ôn tồn nói:
-
Nay Lý Tài và Tập Đình đã theo quân ta đánh giặc thì cũng là người một nhà, sao
em lại quyết vạch lá tìm sâu như thế? Nếu quả Lý Tài và Tập Đình có lỡ phạm một
lần mà chứng cứ chưa rõ ràng thì cũng nên bỏ qua để khỏi gây chia rẽ trong
quân. Nay ta lệnh cho Lý Tài và Tập Đình lãnh ấn tiên phong, đem một ngàn quân
bản bộ tiến đánh phủ Quảng Ngãi. Ta sẽ đem đại binh tiếp ứng.
Huệ
mở miệng toan nói, Nhạc nạt rằng:
-
Lời ta là tướng lệnh em chớ có nhiều lời. Hãy mau đem ấn ra đây.
Huệ
sợ hãi lui ra. Trên đỉnh đèo giữa các tướng sĩ, Nhạc gọi quân đem rượu tự tay
rót ban cho Lý Tài và Tập Đình, Nhạc nói:
-
Em của ta tuổi còn nhỏ dại có điều mạo phạm, hai tướng đừng để bụng làm gì! Nay
hai tướng hãy vì ta lãnh ấn tiên phong, đem quân Bắc tiến, đập đổ Nguyễn triều.
Đợi khi thu phục kinh thành chúng ta cùng chung chia phú quý. Hai vị tướng quân
có vui lòng chăng?
Lý
Tài và Tập Đình cùng lạy tạ ơn, Lý Tài nói:
-
Chúa công xét việc rõ ràng thật là một đấng minh quân. Anh em tôi nguyện phơi
gan trải mật đáp đền ơn tri ngộ của Chúa công.
Nói
rồi lãnh ấn dẫn quân lầm lũi xuống phía Bắc đèo Thạch Tân. Đi một đoạn Tập Đình
nói:
-
Thằng con nít Nguyễn Huệ nhất định đòi chiếu theo quân lệnh mà giết chết bọn
ta, vì sợ ta tranh mất ấn tiên phong của hắn. Chẳng ngờ Chúa công biết bọn ta
là đấng anh hùng, trao ấn tiên phong đánh giặc lập công, chắc thằng nhãi Huệ tức
điên lên được.
Nói
xong thích chí cười ha hả. Lý Tài nạt rằng:
-
Ngươi thật là đồ hữu dũng vô mưu. Đi vào chỗ chết vui sướng lắm sao mà cười.
Tập
Đình ngạc nhiên hỏi:
-
Nghĩa huynh nói thế là ý gì?
Lý
Tài trầm ngâm nói:
-
Thật ra Nguyễn Nhạc cũng biết bọn ta giết chết mấy trăm hàng quân Nguyễn triều
nhưng chưa chứng cứ nên không quy tội. Chẳng qua Nguyễn Nhạc lợi dụng anh em ta
làm con tốt trong bàn cờ tranh bá đồ vương của hắn mà thôi. Nguyễn Huệ chỉ thấy
việc trước mắt, còn Nguyễn Nhạc mới thật là người cơ trí.
Tập
Đình giật mình hỏi:
-
Thế mà tôi chẳng nghĩ ra. Vậy ta nên tính thế nào đây?
Lý
Tài đáp:
-
Đã là con tốt trong bàn cờ chỉ có tiến chứ chẳng có lùi.
Tập
Đình lại hỏi:
-
Quân ta dù tinh nhuệ nhưng quân số chỉ có một ngàn. Đánh với quân triều ngộ nhỡ
Nguyễn Nhạc không đem quân tiếp ứng thì có phải là hắn mượn tay giặc giết ta
không?
Lý
Tài lắc đầu nói:
-
Nguyễn Nhạc không phải là người như thế. Hắn biết ta là người Tàu không thể lấy
danh nghĩa gì mà chiêu binh mãi mã được, thì hắn sợ gì ta mà mượn tay giặc để
giết ta. Trước mắt hắn chỉ mượn ta để làm tấm khiên che tên của giặc mà thôi. Từ
nay nghĩa đệ nói năng phải cẩn thận, ở dưới trướng người thì đừng có kiêu căng.
Ta phải đợi thời có rồi sẽ liệu tính.
Về
phần quân Tây Sơn, sau khi Lý Tài và Tập Đình đi rồi, Nguyễn Nhạc gọi Nguyễn Huệ
cùng các tướng Vũ Văn Nhậm, Vũ Văn Dũng đến bảo:
-
Chẳng phải là ta không biết Lý Tài và Tập Đình giết hết hàng quân. Nhưng ta bỏ
qua không truy cứu vì biết rằng về sau chúng sẽ không bao giờ dám tái phạm. Nếu
giết Lý Tài và Tập Đình thì một ngàn quân người Tàu kia biết để vào đâu, không
lẽ lại đem ra giết hết, còn giữ chúng trong quân khác nào nuôi ong tay áo. Chi
bằng để cho chúng làm tiên phong đánh giặc, thế chẳng lợi hơn sao.
Huệ
cúi lạy tâu:
-
Em vì thấy cảnh thảm sát trước mắt nên trong lòng tức giận, chỉ muốn giết chết
Lý Tài và Tập Đình báo oán cho dân ta mà thôi. Em ngu muội chỉ thấy điều trước
mắt mà không biết việc về sau. Xin đại huynh rộng lòng tha thứ.
Trương
Văn Hiến xen vào nói:
-
Nay ba vạn quân triều của Tôn Thất Hương đã bị ta đánh tan, thì quân của phủ Quảng
Ngãi và Quảng Nam không phải là đối thủ của ta. Chúa công hãy cho Nguyễn Huệ dẫn
ba ngàn quân về đèo Cù Mông hợp cùng Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân đánh vào mặt Nam
chiếm lấy thành Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận. Có hai điều cần thiết phải đưa
Nguyễn Huệ về mặt Nam, một là cho an lòng Lý Tài và Tập Đình đang dẫn quân tiên
phong đánh ra mặt Bắc, thứ hai là nếu quân triều lấy quân ba dinh là Long Hồ,
Phiên Trấn, Trấn Biên ra hợp cùng quân ba phủ Bình Thuận, Diên Khánh và Phú Yên
mà đánh vào phía Nam thành Quy Nhơn thì e rằng Nguyễn Lữ không chống giữ được.
Xin Chúa công minh xét.
Nguyễn
Nhạc gật đầu bảo:
-
Quân sư thật biết người biết ta, nhìn xa trông rộng. Lệnh cho Nguyễn Huệ đem ba
ngàn quân vào hợp với quân Sở và Lân đánh vào Nam.
Nguyễn
Huệ thưa:
-
Thưa đại huynh cùng quân sư, tôi xin đem quân về hợp với Nguyễn Lữ giữ thành
Quy Nhơn nhưng khoan đánh lấy Phú Yên.
Văn
Hiến ngạc nhiên hỏi:
-
Vì sao con lại làm thế?
Huệ
đáp:
-
Thưa thầy binh pháp có câu: “Đánh thành thì dễ nhưng giữ thành mới là việc
khó”. Hiện nay quân của ta còn ít mà phải chia nhau chống giữ ở các nơi hiểm yếu.
Vả lại nước Nam ta từ Đàng Ngoài đến Đàng Trong các trấn phủ đều nằm dọc theo bờ
biển. Nếu ta đánh lấy các phủ Phú Yên, Diên Khánh ngộ nhỡ quân Nguyễn đem thuỷ
binh vào các cửa bể chặn đường về của ta rồi binh bộ từ Nam đánh ra, e rằng
quân ta lúc ấy lưỡng đầu thọ địch thì nguy.
Văn
Hiến hỏi:
-
Theo con thì nay mặt Nam phải đánh thế nào?
Huệ
đáp:
-
Thưa thầy, địa hình của nước Nam ta thì việc dùng thủy binh là rất quan trọng.
Con xin về trấn Quy Nhơn cùng Nguyễn Lữ đốc thúc dân binh xẻ gỗ đóng thuyền luyện
tập thủy binh và cho đúc thêm thật nhiều súng đại bác là một thứ vũ khí đánh
thành vô cùng hiệu quả. Đợi khi quân lực hùng mạnh ta sẽ đánh vào Nam bằng hai
đường thủy, bộ. Khi ấy việc lấy một dải đất từ Quy Nhơn đến Gia Định chỉ một sớm
một chiều mà thôi. Xin đại huynh cùng quân sư minh xét.
Trương
Văn Hiến suy nghĩ giây lâu rồi nói:
-
Lời Nguyễn Huệ rất là có lý, nhưng việc thành bại cốt yếu là ở thời cơ. Từ lúc
khởi binh đến nay quân ta đi đến đâu muôn dân nô nức hưởng ứng đến đấy, ấy chẳng
phải là ta được thuận lợi thời cơ đó sao? Nay Nguyễn Huệ đem ba ngàn quân chi
viện mặt Nam sai Sở và Lân đánh lấy Phú Yên vỗ an bá tánh, mở kho thóc cướp được
của quân Nguyễn phân phát cho dân nghèo, chiêu mộ thêm binh sĩ. Nếu quân Nguyễn
từ Gia Định đánh ra mà Sở, Lân không chống được thì hãy bảo toàn lực lượng rút
về Quy Nhơn cố thủ. Dù không giữ được thành Phú Yên nhưng lòng dân đã nên gốc rễ.
Binh pháp có câu “chiếm thành không bằng chiếm lòng dân”, ấy là kế sách lâu dài
vậy.
Nguyễn
Nhạc tán thành nói:
-
Người xưa có nói bậc đại thức giả thì thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý,
trung tường nhân sự. Quân sư thật là người đã quán triệt cả ba điều ấy rồi vậy.
Huệ hãy về Quy Nhơn theo sách lược của quân sư mà hành động.
Rồi
Nhạc cùng Trương Văn Hiến, Vũ Văn Nhậm, Vũ Văn Dũng, Võ Đình Tú ồ ạt dẫn quân Bắc
tiến. Chẳng bao lâu đến cuối năm Quý Tỵ (1773) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 34, quân
Tây Sơn ở mặt Nam do Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân thống lĩnh đánh chiếm được Phú
Yên, Diên Khánh rồi thừa thắng đánh chiếm thành Bình Thuận. Đi đến đâu dân
chúng nổi dậy xin theo, quan quân giữ thành đều bỏ thành mà chạy.
xem tiếp: * Chương 12: Trương Văn Hiến dụng kế nghi binh. - Nguyễn Đăng Trường bày mưu chặn giặc.
xem tiếp: * Chương 12: Trương Văn Hiến dụng kế nghi binh. - Nguyễn Đăng Trường bày mưu chặn giặc.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...