Tứ
Chánh Cần gồm có:
1- Ngăn ác pháp
2- Diệt ác pháp
3- Sinh thiện pháp
4- Tăng trưởng thiện pháp
Trên đây là bốn pháp tu tập của pháp môn TỨ CHÁNH CẦN. Pháp môn
TỨ CHÁNH CẦN là pháp môn thứ năm của Phật giáo theo lời dạy của đức Phật
còn ghi lại trong kinh sách Nguyên Thủy.
Bốn pháp này rất quan trọng trong sự tu tập theo Phật giáo. Đây
là một phương pháp giúp cho người tu sĩ Phật giáo hằng ngày sống trong thiện
pháp, sống trong tâm BẤT ĐỘNG.
Ai cũng biết mục đích của Phật giáo là sống trong tâm BẤT ĐỘNG.
Muốn tâm BẤT ĐỘNG thì hằng giây, hằng phút, hằng giờ, hằng ngày phải siêng năng
tu tập NGĂN ÁC, ngăn ác pháp tức là ngăn từng tâm niệm THAM, SÂN, SI, MẠN,
NGHI. Khi có niệm khởi lên trong tâm thì hãy mau mau dùng pháp NHƯ LÝ TÁC
Ý làm cho niệm đó dừng lại và tan biến mất. Khi niệm đó dừng lại và tan
biến mất thì để lại một khoảng thời gian ngắn trong tâm BẤT ĐỘNG rồi có niệm
khác khởi lên, khi có niệm khác khởi lên như vậy thì chúng ta lại tác ý ngăn chặn
niệm ấy thì niệm ấy dừng lại và tan biến mất, lúc bấy giờ để lại cho tâm chúng
ta BẤT ĐỘNG một khoảng thời gian ngắn nữa.
Hằng ngày chúng ta chỉ cần tu tập một pháp NGĂN ÁC là có đủ bốn pháp DIỆT ÁC,
SINH THIỆN, TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP. Cho nên tu tập TỨ CHÁNH CẦN không phải tu cả
bốn pháp mà chỉ tu tập một pháp mà thôi.
Khi vào tu tập chúng ta nên lấy pháp môn đầu tiên của TỨ CHÁNH CẦN
mà tu tập đó là pháp môn NGĂN ÁC.
NGĂN ÁC tức là ngăn các niệm khởi, nhưng trong tâm chúng ta có
niệm thiện khởi thì chúng ta phải làm sao?
Dù niệm đó thiện nhưng vì tâm chúng ta chưa ly dục ly ác pháp hết
nên thiện đó vẫn còn là ác pháp chớ không phải là thiện pháp thật sự.
Hiện giờ trong tâm chúng ta có một niệm thiện duy nhất đó là niệm
thiện tâm BẤT ĐỘNG. Cho nên trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN dạy SINH THIỆN TĂNG TRƯỞNG
THIỆN, tức là niệm thiện TÂM BẤT ĐỘNG, niệm này thì không nên diệt mà phải tăng
trưởng sống cho được với TÂM BẤT ĐỘNG này, còn tất cả niệm thiện khác đều diệt
sạch. Nhưng khi tâm khởi ra niệm thì phải mau mau đình chỉ không cho chúng hoạt
động, do ngăn các niệm khởi nên tâm sẽ BẤT ĐỘNG.
Tâm sẽ BẤT ĐỘNG là chúng ta đã đạt được mục đích giải thoát của Phật giáo. Vì
thế chúng ta chỉ cần tu một pháp mà thôi, pháp NGĂN ÁC là đủ rồi. Cho nên nói
tu tập TỨ CHÁNH CẦN chớ thực ra chỉ có tu tập pháp NGĂN ÁC. Pháp NGĂN ÁC là
pháp đầu tiên trong bốn pháp của pháp môn TỨ CHÁNH CẦN. Xin quý vị lưu ý
trong khi tu tập pháp môn này.
Con đường tu tập theo Phật giáo nếu không tu tập pháp môn TỨ
CHÁNH CẦN thì không bao giờ tu tập pháp nào có giải thoát cả, vì pháp môn TỨ
CHÁNH CẦN rất quan trọng, nó là đệ nhất pháp XẢ TÂM của Phật giáo. Cho nên những
ai không tu tập TỨ CHÁNH CẦN mà tu tập các pháp môn khác là không biết đường lối
tu tập của Phật giáo. Không biết đường lối của Phật giáo mà tu tập thì tu tập
sai làm mất căn bản con đường tu tập của mình.
Pháp môn TỨ CHÁNH CẦN như đội quân tiền phong luôn luôn đi trước
khai sơn phá thạch để cho cả một quân đoàn thiện chiến tiến sâu vào căn cứ giặc,
nhờ đó nó mới san bằng những căn cứ của giặc để TỨ NIỆM XỨ đến thành lập chánh
quyền cai trị.
Cho nên những ai tu tập pháp môn TỨ NIỆM XỨ mà chưa tu tập pháp
môn TỨ CHÁNH CẦN là không biết đường lối tu tập. Tu như vậy là sai, chẳng bao
giờ có giải thoát, vì tu lộn ngược pháp, pháp trước ra sau pháp sau ra trước.
Xin lưu ý quý vị pháp môn TỨ CHÁNH CẦN bao giờ cũng tu tập trườc
pháp môn TỨ NIỆM XỨ.
mời xem tiếp: * Bài thứ sáu: Tứ Niệm Xứ
mời xem tiếp: * Bài thứ sáu: Tứ Niệm Xứ
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...