Khi
nào thì kỹ sư Phabry trở về. Đó là câu hỏi mà Perin lo ngại tự đặt ra. Đến ngày
đó, chấm dứt việc em làm phiên dịch cho tốp thợ máy!
Công
việc phiên dịch những tờ tin tức cho ông, Perin có được tiếp tục cho đến khi
ông Benđi khỏi bệnh hay không? Đó là một câu hỏi khác còn khiến em lo ngại hơn
nữa!
Một
buổi sáng thứ năm, Perin đến với tốp thợ máy thì gặp ông Phabry ở xưởng; đang bận
rộn kiểm tra những việc đã làm. Rất kín đáo, Perin đứng ở một khoảng cách vừa
phải và giữ miệng không chen vào những lời giải thích của họ, nhưng chú trưởng
đoàn đã gọi em đến tham dự.
-
Không có cô bé này, - chú nói – chúng tôi chỉ còn biết khoanh tay!
Thế
là Phabry nhìn em, nhưng không nói gì với em. Trong lúc đó, về phần em, em
không dám hỏi em phải làm gì, nghĩa là em phải ở lại Xanh Pipô hay trở về
Marôcua.
Trong
nỗi băn khoăn ấy, em đã ở lại. Em nghĩ rằng ông Vunphran trước đã cho gọi em đến
đây thì chỉ có ông cho ở lại hay trở về.
Ông
Vunphran đến xưởng vào giờ quy định. Ông quản đốc đưa ông đến và báo cáo cho
ông hay những lời chỉ dẫn của ông kỹ sư và những nhận xét của ông ta. Ông quản
đốc nhận thấy ông Vunphran không được hài lòng.
-
Thật là bực mình. Cô bé không có ở đây. Ông ta bất bình nói.
-
Cô ấy đã có mặt ở đây mà. – Ông quản đốc trả lời và ra hiệu cho Perin lại gần.
-
Tại sao cháu không trở về Marôcua?
-
Cháu tưởng cháu chỉ rời khỏi đây khi được lệnh của ông. – Em trả lời.
-
Cháu nói đúng. – Ông ta nói – Cháu phải ở lại đây để nhận công việc do bác sắp
đặt khi bác đến…
Ông
ta dừng lại, để rồi nói tiếp ngay:
- Ở
Marôcua, bác cũng sẽ cần đến cháu! Chiều nay, cháu về nhé. Sáng mai, cháu đến
bàn giấy, bác sẽ nói cho cháu hay công việc của cháu.
Khi
Perin đã dịch xong những truyền đạt của ông Vunphran cho tốp thợ máy, ông ra
đi. Hôm ấy, không ai nói gì đến chuyện đọc báo. Nhưng mặc kệ, ngày mai đã coi
như được bảo đảm thì việc gì phải lo nghĩ về một điều bất như ý trong ngày hôm
nay. “Ở Marôcua, bác cũng sẽ cần đến cháu”. Đó là câu mà Perin tự nhắc lại trên
đường rời Xanh Pipô, trong lúc ngồi bên anh Guydôm. Người ta sẽ dùng em vào việc
gì nhỉ? Trí não của em bay bổng nhưng chẳng bám vào một cái gì vững chắc.
Perin
trở về hòn đảo của em và thấy nó gần y như lúc em ra đi. Các đồ dùng vẫn ở vị
trí của chúng. Đến mấy con chim cũng tôn trọng những quả chín trên cây liễu,
trong lúc em đi vắng. Bữa tối của em lại có thêm một đĩa trái cây mà em không hề
nghĩ đến.
Em
trở về đây sớm hơn mọi hôm từ xưởng về. Em không muốn đi ngủ sớm, sau bữa cơm tối.
Trong lúc chờ đợi đêm đến, em ra ngồi ở phía ngoài lều cỏ, cả buổi chiều hôm
trong đám lau sậy. Ở đó, em có thể nhìn rõ hốc đất và hai bờ của nó. Em hiểu dầu
em vắng mặt không lâu, thời gian vẫn trôi qua và đem lại những thay đổi đáng lo
ngại với em. Trong những cánh đồng, sự im lặng long trọng của những buổi chiều
hôm không còn nữa, sự im lặng đã đập mạnh vào em, những ngày đầu khi em dọn về
hòn đảo. Lúc ấy ở thung lũng, người ta chỉ nghe trên nước, ở những cây cỏ cao,
cũng như dưới chòm lá cây, những cánh chim lướt nhẹ qua, thầm lặng trở về nơi
trú trong đêm. Bây giờ thì thung lũng bị xáo động ở xa bởi đủ các tiếng động,
tiếng đập của cái phảng, tiếng rít của các trục bánh xe, tiếng roi quất, tiếng
nói thì thầm. Đó là những gì em đã nhận xét khi trở về từ Xanh Pipô. Trong cánh
đồng, người ta đã bắt đầu cắt cỏ những chỗ dọi nắng, ở đó cỏ đúng độ cắt. Chẳng
mấy chốc những người thợ cắt cỏ sẽ đến các cánh đồng ở hốc đất của em. Ở đấy bị
rợp bóng, nên cỏ mọc chậm hơn.
Thế
thì không còn nghi ngờ gì nữa, em sẽ phải rời khỏi tổ ấm của em. Em không còn
được ở đây nữa! Mùa cắt cỏ hay mùa săn bắn cũng đưa lại kết quả giống nhau
thôi! Chỉ còn vài ngày nữa ư? Tuy em đã quen với những tấm nệm ấm, những cánh cửa
sổ, cánh cửa khép kín, em vẫn nằm ngủ trên giường dương xỉ của em như chưa bao
giờ em xa nó. Mãi đến khi mặt trời mọc, em mới tỉnh giấc.
Đến
song cổng, em đã đứng trước con đường vào xưởng. Đáng lẽ, em đi theo các bạn để
vào xưởng suốt, Perin lại đi về phía các phòng làm việc và tự hỏi em cần làm gì
hay đợi? Em quyết định chờ đợi. Người ta sẽ tìm thấy em, bởi vì em đứng trước cửa.
Em phải chờ gần một tiếng. Cuối cùng, em thấy Taluen đến. Nghiêm khắc, ông ta hỏi
em làm gì ở đây.
-
Ông Vunphran bảo cháu: sáng nay đến gặp ông ở buồng giấy!
-
Sân không phải là buồng giấy!
-
Cháu đợi người ta gọi cháu.
-
Đi lên đi!
Em
theo ông ta. Đến hàng hiên ông ta ngồi trên một chiếc ghế hai chân xoạc ra hai
bên như cưỡi ngựa. Ông lấy tay ra hiệu cho Perin đến trước mặt ông ta.
- Ở
Xanh Pipô, cô làm những việc gì?
Perin
nói những công việc mà ông Vunphran đã giao cho em.
-
Ông Phabry đã nói những điều ngu xuẩn phải không?
-
Cháu không biết.
-
Thế nào? Cô không biết ư? Thế thì cô không thông minh tí nào?
-
Đúng thế, cháu ngu dại lắm!
-
Cô rất thông minh đấy! Cô không trả lời cho tôi là vì cô không muốn trả lời đó
thôi! Đừng quên cô đang nói chuyện với ai nhé! Ở đây, tôi là gì?
-
Ông quản đốc.
-
Nghĩa là ông chủ, bởi là ông chủ cho nên cái gì cũng cần phải qua tay tôi! Tôi
phải biết tất cả. Những đứa nào không vâng lời tôi, tôi đuổi! Đừng quên điều ấy!
Thật
đúng là con người mà thợ thuyền nói đến trong phòng trọ, ông chủ nghiêm khắc,
tên bạo chúa muốn tỏ uy quyền của mình trong các xưởng máy, không phải chỉ
riêng ở Marôcua, mà còn ở Xanh Pipô, ở Bacua, ở Phơxen. Với ông ta ở khắp nơi,
tất cả mọi phương tiện đều tốt để khuếch trương và giữ vững uy quyền của mình
ngay bên cạnh ông Vunphran, không những thế mà còn muốn lấn cả ông Vunphran.
Tôi
hỏi cô: Ông Phabry đã làm điều gì ngu xuẩn? Taluen hạ thấp giọng nhắc lại.
-
Cháu không thể nói với ông điều ấy bởi vì cháu không biết, nhưng cháu có thể nhắc
lại những nhận xét là ông Vunphran bảo cháu dịch cho mấy chú thợ máy.
Không
sót một chữ, Perin nhắc lại những lời nhận xét ấy.
-
Có phải đó là tất cả không?
-
Đó là tất cả.
-
Ông Vunphran có bảo dịch mấy là thư không?
-
Thưa ông, không ạ. Cháu chỉ dịch những đoạn trong tờ Tin tức và dịch cả tờ
“Thông đạt về việc buôn bán, trao đổi và sự kết hợp”.
-
Cô nên biết, nếu cô không nói sự thật, tất cả sự thật, tôi cũng sẽ biết hết rất
nhanh thôi mà! Khi ấy thì… xéo!
Ông
nhấn mạnh tiếng cuối cùng bằng một cử chỉ, tuy tiếng ấy đã rất rõ trong sự thô
bạo của câu nói.
-
Tại sao cháu lại không nói sự thật chứ?
-
Đó là tôi đã cho cô một lời cảnh báo trước đấy!
-
Cháu xin ghi nhớ, thưa ông, cháu xin hứa với ông điều đó.
-
Tốt! Bây giờ hãy đến ngồi trên chiếc ghế kia. Nếu ông Vunphran cần đến cô, ông
sẽ nhớ là đã dặn dò cô đến đây.
Perin
ngồi trên ghế gần hai tiếng đồng hồ không dám cựa quậy, trong lúc Taluen còn ở
đó. Em không dám suy nghĩ nữa! Khi ông ta đi khỏi, Perin mới tự nhủ được, nhưng
em vẫn lo lắng. Đáng lẽ em phải tự trấn an, em chẳng có gì phải sợ cái con người
dữ tợn ấy, em cần phải có một sự tự tin vững chắc, điều đó không phù hợp với
tính cách của em. Điều mà Taluen đòi hỏi ở em, em đoán ra được quá rõ! Em sẽ là
người dọ thám của ông ta bên cạnh ông Vunphran. Chỉ đơn giản thôi, bằng cách
thuật lại cho ông ta nội dung các bức thư mà em sẽ phải dịch.
Nếu
đó là một viễn cảnh rõ rệt làm cho Perin khiếp sợ, nó cũng có cái hay của nó.
Perin có thể tin rằng Taluen biết, hay ít nhất ông ta cũng nghĩ rằng em sẽ có
những bức thư để dịch. Nghĩa là ông Vunphran sẽ giữ em bên cạnh, trong thời
gian ông Benđi còn bệnh.
Perin
lại ngồi cho đến lúc Guydôm đến tìm, để đưa em vào buồng giấy. Em gặp ông
Vunphran đang ngồi trước một cái bàn lớn đầy các tập hồ sơ. Có những cái chặn
giấy được ghi bằng một thứ chữ nổi để bàn tay dễ nhận vì con mắt không thấy. Ở
đầu những vật chặn giấy có những máy móc bằng điện và điện thoại. Không báo cho
ông Vunphran hay, Guydôm đã khép cửa lại, sau khi Perin vào. Sau một giây lát
chờ đợi, Perin nghĩ nên báo cho ông Vunphran biết em đã có mặt.
-
Cháu là Ôrêli đây. Em nói.
-
Bác nhận ra bước chân của cháu. Lại gần đây cháu và nghe bác nói. Nghe cháu kể
về những tai họa của cháu và nghị lực cháu đã tỏ rõ để chống chọi, bác rất quan
tâm đến số phận của cháu. Mặt khác, trong khi phiên dịch với tốp thợ máy và dịch
những tài liệu bác giao cho cháu, trong các câu chuyện giữa chúng ta, bác gặp ở
cháu một sự thông minh rất vừa ý bác. Từ dạo bệnh tật luôn làm bác mù lòa, bác
cần một người nhìn thay cho bác. Người ấy biết nhìn những gì bác chỉ cho, cũng
như biết giải thích cho bác cái gì đập vào mắt mình. Nhưng khốn thay, rượu làm
cho hắn ngu đần. Bây giờ hắn chỉ có thể làm người đánh xe! Ấy thế, mà còn phải
đừng quá khe khắt. Cháu có muốn nhận nhiệm vụ ở bên cạnh bác, ở cái vị trí mà
Guydôm đã không biết giữ? Để bắt đầu cháu sẽ nhận chín chục phờrăng một tháng
và những món tiền thưởng ngoài nếu bác hài lòng về cháu, bác hy vọng thế.
Nỗi
vui mừng khiến Perin nghẹn ngào, không trả lời được.
-
Cháu không nói gì ư?
-
Cháu đang tìm những lời lẽ để cảm ơn ông, nhưng cháu cảm động quá, bối rối quá,
không tìm được! Xin ông đừng nghĩ là…
Ông
Vunphran ngắt lời:
-
Bác tin là cháu cảm động! Thật thế, giọng nói của cháu cho bác hay điều đó. Bác
rất hài lòng vì đó là lời hứa là cháu sẽ làm cái gì có thể làm được để bác hài
lòng. Bây giờ qua chuyện khác; Cháu đã viết thư cho người thân của cháu chưa?
-
Thưa ông, chưa. Cháu không thể viết được vì cháu chẳng có giấy.
-
Được rồi! Được rồi! Rồi cháu sẽ viết được! Cháu sẽ tìm thấy giấy trên bàn làm
việc của ông Benđi. Trong khi chờ đợi ông ta lành bệnh, cháu sẽ lãnh phần việc
của ông ấy. Ở bàn giấy ông Benđi, cháu sẽ tìm thấy tất cả các thứ mà cháu cần
khi viết thư, cháu nhớ tin cho họ hay cái địa vị của cháu ở trong nhà máy của
bác. Nếu họ có thể cho cháu một chỗ tốt hơn, họ sẽ đón cháu về. Nếu không, họ cứ
để cháu ở lại đây.
-
Chắc chắn là cháu ở lại đây.
-
Bác cũng nghĩ thế và bác tin rằng hiện nay đó là điều tốt hơn cả đối với cháu.
Cháu sẽ làm việc với các buồng giấy, giao thiệp với các nhân viên, truyền đạt
những chỉ thị của bác đến họ. Mặt khác, cháu phải đi với bác. Cháu không thể giữ
những áo quần của người thợ, như ông Bơnoa nói với bác, đã bạc màu rồi!
-
Những quần áo tơi tả, thưa ông, nhưng xin ông tin rằng không phải vì cháu lười
biếng, cũng chẳng phải cháu thờ ơ!
-
Cháu đừng chống chế! Dù sao, cuối cùng tất cả cái ấy cũng sẽ phải thay đổi.
Cháu đến phòng Tài vụ, người ta sẽ đưa cho cháu một cái phiếu để cháu có thể nhận
được ở cửa hiệu bà Lasesdơ những gì cháu cần: áo quần mặc ngoài, quần áo lót,
mũ, giày…
Perin
lắng nghe như thể không phải là ông già mù lòa có gương mặt nghiêm khắc mà là một
bà tiên xinh đẹp đang nói, chiếc đũa thần khoa múa trên đầu em. Ông Vunphran gọi
em trở lại với thực tế:
-
Cháu được tự do lựa chọn cái gì cháu thích. Đừng quên là cách lựa chọn sẽ xác định
tính cách của cháu đấy nhé! Cháu hãy lo chuyện đó. Hôm nay, bác không cần cháu.
Hẹn ngày mai nhé.
*
* *
Khi
Perin vào phòng Tài vụ, người ta trao cho em sau khi đã ngắm kỹ em từ đầu đến
chân, cái phiếu mà ông Vunphran đã hứa. Em ra khỏi nhà máy, tự hỏi không biết
cái bà Lasesdơ này ở chỗ nào?
Em
mong ước đó là bà chủ hiệu em đã mua vải. Em đã quen biết bà ta, sẽ đỡ bối rối
khi hỏi bà những thứ mà em cần sắm. Câu nói cuối cùng của ông Vunphran: “Cách lựa
chọn sẽ xác định tính cách của cháu” làm cho câu nói dễ sợ này càng quan trọng.
Có lẽ chẳng cần lời cảnh cáo ấy em cũng không dám buông mình trong cách ăn mặc
lố lăng. Nhưng em không biết cái gì mà em cho là vừa phải thì đối với con mắt
ông Vunphran sẽ như thế nào? Trong thời thơ ấu, em đã được biết những chiếc áo
đẹp. Em đã từng mặc những chiếc áo ấy và hãnh diện được đi vênh vang. Thật ra,
những chiếc áo kiểu ấy vẫn không phù hợp với hiện nay. Nhưng những chiếc áo giản
dị nhất mà em có thể tìm được, có hợp hơn không nhỉ? Nếu ai đó, tối hôm qua nói
với em, trong lúc em đang khổ sở vì nghèo đói là người ta sẽ cho em quần áo, vải
vóc, em cũng chẳng thể tưởng tượng nổi! Thật thế, món quà bất ngờ này làm cho
em vui mừng khôn xiết. Thế nhưng nỗi bối rối và lo sợ lại xâm chiếm em.
Bà
Lasesdơ ở gần nhà Thờ. Cửa hiệu của bà hiển nhiên là đẹp nhất, duyên dáng nhất ở
Marôcua. Một gian trưng bày vải, rubăng, quần áo, mũ, đồ trang sức, các loại nước
hoa… đánh thức những ham muốn, nhen nhóm những khát vọng của các cô gái hay làm
đỏm ở địa phương. Bọn họ tiêu hết tiền lương ở đây cũng như các ông bố, ông chồng
của họ xài tiền công trong các quán rượu. Cái gian trưng bày ấy càng làm cho
Perin thêm rụt rè. Một cô gái ăn mặc rách rưới bước vào cửa hiệu không được săn
đón của bà chủ cũng như mấy cô thợ ngồi làm việc sau quầy hàng. Perin đứng một
lúc giữa cửa hiệu, không biết cần nói gì với ai. Cuối cùng, em quyết định giơ
cao chiếc phong bì emđang cầm trong tay.
-
Cái gì thế, em bé? – Bà Lasesdơ hỏi.
Perin
đưa chiếc phong bì ở một góc có in dòng chữ: “Nhà máy Marôcua, Vunphran
Panhđavoan”. Chưa đọc hết tờ phiếu, nét mặt bà chủ đã tươi lên với nụ cười dễ
gây cảm tình nhất.
-
Cô cần gì, thưa cô? – Bà ta hỏi Perin trong lúc rời quầy hàng để nhấc một chiếc
ghế.
Perin
nói em cần quần áo, giày vớ, và một cái mũ.
-
Chúng tôi có tất cả những thứ ấy, loại tốt nhất. Cô muốn chúng tôi bắt đầu bằng
chiếc áo dài? Vâng, có phải thế không ạ? Tôi sẽ giới thiệu với cô các loại vải,
rồi cô sẽ chọn.
Nhưng
không phải Perin muốn xem các loại vải mà em muốn một chiếc áo may sẵn. Em có
thể mặc ngay chiếc áo, hay ít nhất buổi chiều em có áo, để ngày mai cùng đi với
ông Vunphran.
-
A, cô phải đi cùng với ông Vunphran – Bà chủ vội nói.
Câu
chuyện lạ lùng kích thích tính tò mò của bà. Bà tự hỏi không biết ông chủ đầy
quyền uy ở Marôcua có thể dùng cô gái lang bạt này để làm gì? Nhưng, đáng lẽ phải
trả lời câu hỏi ấy, Perin tiếp tục giải thích chiếc áo mà em cần phải có màu
đen, bởi vì em đang có tang.
-
Thế là cái áo ấy để đi đám ma?
-
Không.
-
Thưa cô, xin cô hiểu cho công dụng mà cô dành cho chiếc áo nói lên cho chúng
tôi biết nó cần phải như thế nào: hình dáng, thứ vải, giá tiền.
-
Hình dáng: giản dị nhất, thứ vải: chắc và nhẹ; giá tiền: rẻ nhất.
-
Tốt, tốt thôi. Bà chủ hiệu trả lời. Người ta sẽ chỉ cho cô xem! Viếcgini, hãy
theo cô đây!
Giọng
nói đã thay đổi, những cử chỉ cũng thay đổi. Rất oai vệ, bà Lasesdơ trở lại ngồi
vào chỗ của bà, bên tủ két. Bà không tự mình phục vụ một cô khách hàng mà bà
khinh bỉ vì đã cho bà biết những đòi hỏi như thế! Đây chắc là con gái của một người
đầy tớ mà ông Vunphran muốn biếu tặng chiếc áo tang, nhưng người đầy tớ ấy là
ai? Trong lúc Viếcgini mang đến quầy một chiếc áo bằng hàng catsơmia có trang
trí ren và hạt huyền, bà chủ can thiệp:
-
Cái này không hợp – Bà nói.
Rồi
bà chỉ một chiếc váy và một chiếc bờlu vải hoa đen có chấm nhỏ và nói: “Chiếc
váy hơi dài, chiếc bờlu hơi rộng nhưng chúng tôi có thể lên gấu, gấp thêm đôi
cái nếp và cô sẽ mặc vừa. Với lại, bây giờ chúng tôi không có thứ gì khác!”. Đấy
là một lý do để loại trừ mọi lý do. Tuy áo và váy có dài, rộng một chút, Perin
cũng cho là rất đẹp. Với lại người ta đã bảo đảm là em sẽ mặc vừa, sau khi họ
chữa lại thì em phải tin chứ! Việc lựa chọn sơmi, bít tất có dễ dàng hơn vì
Perin muốn thứ rẻ nhất. Khi Perin tuyên bố chỉ lấy hai đôi bít tất và hai chiếc
sơmi, Viếcgini cũng tỏ ra khinh bỉ em như bà chủ. Cô hạ cố giới thiệu với Perin
đôi giày và chiếc mũ cũng chỉ là làm phước, để hoàn thành bộ cánh cho cô bé ngu
ngốc này! Ai có thể nghĩ đến một sự dại dột tương tự: chỉ có hai đôi tất, hai chiếc
sơmi thôi! Đã từ lâu, Perin mơ ước óc chiếc mùi xoa, nhưng em cũng chỉ dám mua
ba chiếc để bỏ túi. Việc mua bán mới này cũng chẳng thay đổi được tình cảm của
bà chủ cũng như cô bán hàng.
-
Cầm như chẳng được tích sự gì. Cái con bé này!
-
Bây giờ, chúng tôi có phải đem những thứ này đến cho cô không? – Bà Lasesdơ hỏi.
-
Cháu xin cảm ơn bà, chiều nay cháu sẽ đến lấy.
-
Không đến trước tám giờ và sau chín giờ đấy nhé!
Perin
có lý do khi em không muốn người ta mang quần áo đến cho em. Em nào biết đêm
nay em ngủ ở đâu? Ngủ trong hòn đảo của em? Không thể nghĩ đến điều ấy! Những
người không có gì hết, không cần cửa ngõ và ống khóa. Nhưng mặc dù bà chủ hiệu
tỏ vẻ khinh bỉ, những gì em vừa mua được, vẫn là một gia tài đối với em. Nó cần
phải được bảo vệ. Như thế thì tối hôm sau, em phải có một chỗ ở. Rất tự nhiên,
em nghĩ đến bà ngoại của Rôdali. Ra khỏi cửa hiệu bà Lasesdơ, em đi về phía nhà
mẹ Prăngxoadơ. Em mong tìm thấy ở đó một gian buồng nhỏ, giá thuê không đắt lắm.
Em sắp đến hàng rào thì Rôdali đi ra, dáng điệu vui tươi.
-
Chị đi ư?
-
Còn chị, chị rảnh chứ?
Bằng
vài từ họ vội vàng nói cho nhau hiểu. Rôdali đi Píchkynhi về một việc khẩn cấp.
Em không thể trở về nhà ngoại ngay như em muốn để điều đình việc thuê buồng cho
bạn. Hôm ấy Perin rảnh, tại sao lại không cùng đi Píchkynhi với Rôdali kia chứ?
Họ sẽ cùng trở về, và cuộc đi chơi sẽ rất thú vị. Hai người khẩn trương khi đi.
Giải quyết xong công việc, khi trở về, cuộc đi chơi thú vị ấy được điểm xuyết
nhiều câu chuyện, những phút thơ thẩn, dạo chơi trong một cánh đồng cỏ, nghỉ
ngơi dưới bóng mát. Mãi đến chiều, họ mới trở về Marôcua. Khi đến hàng rào của
bà ngoại, Rôdali mới nhớ đến giờ giấc:
-
Không biết rồi dì Đênôbi sẽ nói gì.
-
Mặc kệ!
- Ừ
mặc kệ, tôi đã giải trí thoải mái! Còn chị?
-
Cả ngày có người trao đổi, mà đi thế này chị vẫn thấy được giải trí thoải mái!
Chị hãy nghĩ cuộc dạo chơi này đối với người chẳng có ai là bạn bè như tôi, thì
sẽ như thế nào?
-
Đúng thật như vậy.
May
thay, dì Đênôbi đang bận phục vụ khách trọ; nên cuộc điều đình được dàn xếp với
bà Prăngxoadơ. Điều ấy, cho phép được kết thúc khá nhanh chóng và không vất vả
lắm: mỗi tháng năm mươi phờrăng cho một căn buồng có một giường nhỏ với một cửa
sổ và bàn trang điểm.
Đến
tám giờ, Perin ăn một mình ở bàn ăn của em trong phòng ăn công cộng, chiếc khăn
ăn để trên đầu gối. Tám giờ rưỡi, em đi lấy quần áo. Chín giờ, ở trong buồng
riêng, em khóa cửa, đi ngủ. Em hơi xúc động, say sưa, cái đầu choáng váng nhưng
trong lòng chứa chan hy vọng. Bây giờ, hãy chờ xem.
Sáng
hôm sau, Perin thấy ông Vunphran bấm chuông theo những tiếng kêu được đánh số
trong bảng điện ở phòng ngoài để gọi các trưởng phòng của ông đến dặn dò. Nét mặt
ông nghiêm khắc làm Perin kinh ngạc. Khi em bước vào, đôi mắt không nhìn thấy của
ông quay về phía em. Em không thể lầm cách biểu lộ tình cảm trên cái gương mặt
này, vì em đã quan sát kỹ nên đã hiểu rõ. Hiện tại, gương mặt không tỏ vẻ nhân
từ. Nó tỏ vẻ bất bình và phẫn nộ.
Mình
có làm điều gì xấu để người ta có thể chê trách không? – Em tự nhủ.
Khi
đặt câu hỏi ấy, em chỉ thấy có một câu trả lời: Em mua sắm ở cửa hiệu bà
Lassesdơ có quá mức! Ông Vunphran đánh giá tính cách của em qua việc mua sắm ấy
không? Em đã chọn những thứ giản dị, kín đáo. Em phải mua gì nữa hay đừng mua
gì hết? Perin không có thời gian để tìm hiểu. Ông Vunphran đã nói với em bằng một
giọng nghiêm khắc:
-
Tại sao cô không nói với tôi sự thật?
-
Thưa ông, về khoản gì mà cháu không nói sự thật với ông? Xin ông cho cháu biết.
Em sợ hãi hỏi lại.
-
Về chuyện hạnh kiểm của cô từ ngày đến đây?
-
Nhưng thưa ông, cháu xin thề cháu đã nói với ông sự thật!
-
Cô nói với tôi cô ở nhà bà Prăng xoadơ. Nhưng cô đã rời hẳn chỗ đó thì cô ở chỗ
nào vậy? Tôi cho cô hay mụ Đênôbi, con bà Prăngxoadơ, hôm qua được người ta hỏi
có thêm tin tức về cô đã nói cô chỉ ở một đêm trong phòng trọ. Cô đã biến mất
sau đó, chẳng ai biết trong thời gian sau, cô đã làm gì?
Perin
đã hồi hộp nghe đoạn mở đầu của cuộc thẩm vấn nhưng dần dần, em thấy vững lòng
hơn.
-
Có một người biết rõ công việc cháu làm, sau khi rời phòng trọ của bà Prăng
xoadơ.
-
Ai?
-
Rôdali, cháu bà ta có thể xác nhận những gì cháu sắp kể nếu ông thấy những gì
cháu làm từ ngày hôm ấy xứng đáng để được ông biết đến.
-
Cái vị trí mà tôi dành cho cô bên cạnh tôi, đòi hỏi tôi phải biết rõ cô.
-
Vậy thì, thưa ông, cháu xin kể cho ông nghe. Khi ông biết rồi ông cho gọi
Rôdali đến hỏi riêng chị ấy thôi, trước khi chị ấy gặp lại cháu rồi ông sẽ có bằng
chứng là cháu không hề lừa dối ông.
- Ừ,
chuyện ấy có thể làm như thế! Ông Vunphran nói, giọng dịu lại – Bây giờ cháu
hãy kể đi!
Perin
tường thuật lại câu chuyện, nhấn mạnh đến sự hãi hùng của em vào cái đêm em nằm
ngủ trong phòng trọ, sự chán ngán, những nỗi khó chịu buồn nôn, ngột ngạt của
em.
-
Cháu không chịu nổi cái mà mọi người chịu đựng được sao?
-
Có lẽ những người khác không sống ở giữa trời như cháu. Cháu xin cam đoan với
ông là cháu không khó tính. Sự nghèo khổ đã dạy cho cháu biết chịu đựng. Nhưng
mà bị nhốt ở trong cái buồng ấy thì cháu sẽ chết mất và cháu không nghĩ rằng cố
gắng để tránh khỏi chết lại là một sự hèn nhát.
-
Phòng trọ của Prăngxoadơ bẩn thỉu đến thế ư?
-
Ôi! Thưa ông! Giá mà ông thấy thì ông sẽ không cho những cô thợ của ông sống ở
đó!
-
Hãy kể tiếp đi!
Perin
kể đến đoạn tìm thấy hòn đảo và ý định ở lại trong lều cỏ.
-
Cháu không sợ ư?
-
Cháu đã quen với những cảnh hãi hùng.
-
Cháu nói cái hốc đất cuối cùng ở trên con đường đi Xanh Pipô, phía bên trái, phải
không?
-
Vâng, thưa ông, chính nó.
-
Cái lều cỏ ấy là của bác. Mấy đứa cháu bác sử dụng nó. Cháu ngủ ở đó ư?
-
Không phải chỉ ngủ mà còn làm lụng, ăn uống, đãi cơm Rôdali ở đấy nữa!
-
Chị ấy sẽ kể cho ông nghe. Cháu chỉ rời lều cỏ để đi Xanh Pipô khi ông bảo cháu
ở lại để giúp mấy chú thợ máy và tối hôm qua để ngủ ở nhà mẹ Prăngxoadơ. Bây giờ
cháu có thể mướn một phòng riêng cho cháu.
-
Cháu giàu hay sao mà có thể dọn bữa trưa mời bạn?
-
Nếu cháu dám kể cho ông nghe!
-
Cháu phải nói hết với bác.
-
Ông có cho phép cháu làm mất thời gian của ông vì những câu chuyện của trẻ con
không ạ?
-
Thời gian của bác không ngắn lắm, từ dạo bác không thể dùng nó như bác muốn, thật
là dài lắm… và trống rỗng!
Perin
nhìn thấy một đám mây lướt qua gương mặt ông Vunphran. Điều ấy cho thấy nỗi buồn
phiền của một cuộc đời mà người ta ngỡ là hạnh phúc và khối người ghen tị. Với
cách ông phát âm cái từ “trống rỗng”, em thấy tim em quặn lại. Em cũng thế, từ
dạo bố mẹ mất em sống một mình nên đã hiểu ngày giờ dài và trống rỗng như thế nào!
Không có gì trong những ngày ấy, ngoài những nỗi phiền muộn, mệt nhọc và đói khổ
của hiện tại. Không có một ai để chia sẻ, nâng đỡ hay làm cho em vui. Ông
Vunphran chưa hề biết nỗi mệt nhọc, thiếu thốn, đói nghèo! Nhưng có phải ở trên
đời này chỉ có những cái đó thôi hay còn có những nỗi đau khác. Chắc những cái
đó đã được bộc lộ ra với cái từ như thế, với cái ngữ điệu của chúng. Cái đầu
nghiêng nghiêng, đôi môi, đôi má sệ xuống, cái gương mặt dài ra cũng có lẽ bởi
những kỷ niệm đau buồn!
Nếu
em cố gắng làm cho ông Vunphran khuây khỏa được. Đối với em, có lẽ chuyện ấy
quá táo bạo vì em được biết ông ta rất ít. Nhưng tại sao em không mạo hiểm một
tí bởi vì chính ông ta bảo em nói kia mà! Em muốn cái khuôn mặt ảm đạm này vui
lên. Em muốn làm cho ông mĩm cười. Em có thể theo dõi ông. Em sẽ thấy rõ em đã
làm cho ông vui hay đã làm phiền ông. Ngay tức khắc, bằng một giọng vui vẻ,
linhhoạt, em bắt đầu:
-
Có gì lạ hơn bữa ăn trưa của chúng cháu là cái cách mà cháu đã tự túc những dụng
cụ nhà bếp để nấu nướng. Cháu không phải chi tiêu gì hết! Cháu không có khả
năng. Cháu tập hợp những món ăn của cái thực đơn cháu kê bằng cách nào? Đó là
điều cháu sẽ kể cho ông nghe. Cháu bắt đầu bằng đoạn mở đầu để giải thích cháu
đã sống như thế nào trong lều cỏ, từ hôm cháu dọn đến. Trong lúc Perin tường
thuật chuyện của mình, mắt em không rời ông Vunphran. Em sẵn sàng dừng lại nếu
thấy có dấu hiệu buồn bực. Chắc chắn cái đó không lọt qua đôi mắt em được!
Nhưng em thấy không phải là nỗi buồn bực mà trái lại, đó là sự tò mò, sự quan
tâm.
-
Cháu đã làm thế à? Ông Vunphran ngắt lời em nhiều lần.
Thế
rồi ông hỏi em để em nói rõ thêm những đoạn mà em rút ngắn vì sợ làm ông mệt.
Ông đặt cho em nhiều câu hỏi chứng tỏ ông muốn biết chính xác không phải chỉ việc
làm của em, mà còn những phương tiện em đã dùng thay thế những cái mà em không
có.
-
Cháu đã làm thế à?
Khi
Perin kết thúc câu chuyện, ông Vunphran đặt bàn tay lên mái tóc em.
-
Cháu là một cô bé nghèo! Ông nói. Bác rất vui mừng khi thấy người ta có thể
giúp cháu nên người mà không uổng công. Bây giờ, cháu hãy vào phòng giấy của
cháu! Cháu dùng thời gian làm việc gì tùy cháu. Đến ba giờ, chúng ta sẽ cùng
đi.
xem tiếp: * Phần 6 - Theo Dõi & Bao Vây (Chương 1)
xem tiếp: * Phần 6 - Theo Dõi & Bao Vây (Chương 1)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
Có viết cho nhau cả vạn lời,
Rằng thương rằng nhớ để rồi thôi,
Chi bằng trên đường đời vạn nẻo,
Sống Để Yêu Thương thế đủ rồi...